Sunday, November 9, 2014

SPALDING GRAY PHỎNG VẤN

SPALDING GRAY PHỎNG VẤN





Tuệ Uyển chuyển ngữ - 06/03/2011


&&&&&

Vào lúc quá trẻ, trước tuổi thành niên lúc ngài mới 15 tuổi, để gánh vác toàn bộ trách nhiệm thế quyền chính trị và giáo quyền tâm linh của Tây Tạng trong việc đối diện với sự xâm lược của Hồng Quân Trung Cộng, đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, năm 1950; trong khi ấy Spalding Gray đã bị trục xuất khỏi trường nội trú với lời phê “thanh thiếu niên chểnh mảng” với “thái độ rất xấu, chống lại xã hội”.

Con đường của lĩnh tụ tôn kính của Đạo Phật và nhà biểu diễn nghệ thuật mới trãi qua trong một khu vực khách sạn tại nhà nghĩ ‘the Fess Parker Red Lion Inn’ ở Santa Barbara, California.  Khu nhà nghĩ giống như Disneyland, trãi dài hơn nữa dặm tài sản đối diện đại dương cùng tên với chủ nhân của Frontierland  “Davy, Davy Crockett, Vua của Biên Cương Hoang Dã (King of the Wild Frontier).”

Với sự giúp đở của thông dịch viên Thubten ]inpa, và thư ký riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin Geyche,  Đức Thánh Thiện và Gray đã bắt đầu so sánh cuộc chạy đua của ngài trong cuộc viếng thăm Hoa Kỳ trãi dài từ Boston đến bờ biển phía Tây và chuyến du hành của Spalding xuyên quốc gia với cuộc biểu diễn của ông “Quái Vật trong Hộp”, tiếp theo sự thành công của nó ở New York’s Lincoln Center.

 dalailama14interview

&&&&&

1-. SPALDING GRAY: Chúng ta đang du hành những tuần lễ cuối này và điều khó khăn nhất mà tôi thấy trên đường là việc thích nghi với mỗi địa điểm, mỗi khách sạn khác nhau.  Và tôi không có những thói quen như ngài tập trung.  Tôi có khuynh hướng muốn uống rượu, điều mà, như ngài nói trong một lần phỏng vấn trước, là một cung cách khác để đối phó với chán nãn và rối rắm.  Tôi có cảm giác rằng ngài có những phương pháp khác cho việc thích nghi.  Một số nghi lễ của ngài thực hiện và thói quen của ngài khi ngài đến một khách sạn mới là gì?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Trước nhất, tôi luôn luôn hỏi thăm để biết “cái gì ở đấy.”  Một cách tò mò.   Điều tôi có thể khám phá là thú vị hay mới mẻ.  Rồi thì, tôi tắm.  Và sau đó, tôi thường ngồi trên giường, tréo chân, và thiền tập.  Và đôi khi ngủ, nằm xuống.  Một điều mà tự tôi chú ý đấy là sự thay đổi của giờ giấc.  Mặc dù tôi điều chỉnh đồng hồ, nhưng thời gian sinh lý cơ thể vẫn đi theo một khuôn mẫu nào đấy.  Nhưng bây giờ tôi thấy rằng một khi tôi điều chỉnh đồng hồ, tôi cũng hòa điệu với giờ giấc của nơi mới đến.  Khi đồng hồ tôi chỉ tám giờ tối, tôi cảm thấy gần như buồn ngủ và cần ngơi nghỉ và khi nó nói bốn giờ sáng, tôi thức dậy.

2-. SPALDING GRAYNhưng ngài phải nhìn vào đồng hồ của ngài liên tục?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Điều ấy tốt thôi (cười).

3-. SPALDING GRAYNgài có mơ không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Vâng.  Một vài ngày trước, trong ba đêm liên tiếp.  Tôi đã có một vài cơn mơ rất rõ ràng.  Một đêm, trong giấc mơ của tôi, tôi đã gặp vị thầy của tôi khi tôi là một cậu bé.  Khi ấy ngài bảy mươi lăm tuổi.  Và trong giấc mơ của tôi, ngài mặc một bộ đồ Tây phương.  Thật là điều gì đấy không ngờ (cười dài).  Như thường lệ, ngài rất dễ thương.  Một đêm khác, tôi mơ thấy mẹ và anh tôi, em trai tôi, và tôi, ba người chúng tôi ở đấy, Dharamsala, nơi chúng tôi đang sống hiện tại.  Tôi ở trong phòng tôi và mẹ tôi ở đấy.  Trong tâm tôi, mẹ tôi đã chuẩn bị sẳn sàng một phần momo (bánh bao Tây Tạng).  Và rồi tôi cảm nhận rằng, “Ô, mẹ tôi sẽ cho chúng tôi những bánh momo này được làm theo kiểm Amdo, chúng ngon đặc biệt.  Amdo là tỉnh mà tôi sinh ra.  Vì thế ông thấy, đây là một giấc mơ rất hạnh phúc.

4-. SPALDING GRAY:  Ngài có bao giờ cố gắng để tạo nên những giấc mơ của ngài hay kiểm soát chúng không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Không, điều ấy tôi không thể làm.  Thật sự ông thấy, thỉnh thoảng tôi trãi nghiệm một sự tỉnh thức mà tôi đang mơ trong chính cơn mơ, giống như một giâc mơ sáng suốt.

5-. SPALDING GRAYNgài có cố gắng để tạo nên điều ấy không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Không, không chủ tâm.  Nhưng đôi khi tôi có những kinh nghiệm mộng tưởng sáng suốt, nơi tôi có sự chính niệm mà đấy là một thể trạng kỳ ảo như giấc mơ.  Đôi khi nó tùy thuộc tư thế thân thể  mà tôi thể hiện.

6-. SPALDING GRAY: Trong giấc ngủ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Thật sự có một vài phương pháp cho việc trãi nghiệm những giấc mơ tỉnh giác [[1]].  Ông không nên ở trong một giấc ngủ sâu.  Không phải hoàn toàn thức, không phải ngủ sâu.  Rồi thì có khả năng cho việc hiện diện của một giấc mơ sáng suốt.  Cũng thế nó liên hệ đến những gì chúng ta ăn uống.  Như một tu sĩ Phật Giáo, tôi thường không có những thức ăn đặc sau buổi trưa và không ăn tối.  Vì thế đấy cũng là một lợi lạc.

7-. SPALDING GRAYKhi tôi đi ngang phòng của ngài tối qua, tôi thấy sáu dĩa kem mứt (sundae) bên ngoài cửa phòng ngài.

THÔNG DỊCH VIÊN:(Sau một tràng cười dài) Đấy là của những thành viên tùy tùng.

8-. SPALDING GRAYNgài có hành thiền sáng nay không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Như thường lệ, khoảng 4 giờ sáng cho đến 8 giờ.

9-. SPALDING GRAYNgài tọa thiền ở đâu, trong phòng này?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Đầu tiên tôi tắm, rồi thì tôi ngồi tréo chân trên giường (trong một phòng khác).

10-. SPALDING GRAYVà khi ngài thực hành thiền quán, nó tương tự với nhau mỗi buổi sáng?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Giống nhau, vâng.

11-. SPALDING GRAYVà ngài có thể nói với tôi một ít về điều ấy, nó giống như thế nào?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: (thở dài, cười) MMMM.  Nếu ông thực hiện từng phần – đầu tiên là trì tụng mật ngôn.  Có những loại mật ngôn nào đấy có khuynh hướng thủ hộ lời  nói của ông, vì thế tất cả những ngôn ngữ của ông suốt cả ngài sẽ tích cực.  Những sự trì tụng này phải được thực hiện trước khi nói năng.  Tôi quán chiếu im lặng cho đến khi chấm dứt và nếu ai đấy tiếp cận với tôi, tôi luôn luôn đối thoại bằng sự ra dấu.  Rồi thì tôi cố gắng phát triển một động cơ nào đấy – hình thành tâm thức của chính tôi.  Tôi cố gắng để phát triển một động cơ hay quyết định, mà như một thầy tu Đạo Phật, cho đến khi Phật quả của tôi, cho đến khi tôi đạt đến Phật quả, đời tôi, những kiếp sống của tôi kể cả những đời sống tương lai, phải đúng đắn, và tận lực vì mục tiêu then chốt ấy.  Và tất cả mọi hành vi của tôi phải là lợi lạc cho người khác và không được làm tổn hại người khác.

12-. SPALDING GRAYViệc thực hành mất bao lâu?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Khoảng mươi, mười lăm phút.  Và rồi khi tôi thực hiện một sự thiền quán sâu hơn, điều ấy cho phép tôi ôn lại trong tâm toàn bộ những tầng bậc trong con đường tu tập của Đạo Phật.  Và rồi thì tôi thi hành một vài thực tập có khuynh hướng tích tập công đức, như lễ phủ phục, cúng dường đến chư Phật, quán chiếu trên những phẩm hạnh của Đức Phật.

13-. SPALDING GRAYCó một loại quán tưởng đặc biệt được thực hiện không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô, vâng.  Cùng với những điều này là một vài trường hợp quán tưởng.  Chúng tôi gọi là Đạo Sư Du Già (guru yoga).  Phần một của Đạo Sư Du Già có ý nghĩa dâng hiến chính mình và thực hành của mình đến chính vị thầy của mình.  Phần thứ hai là Bổn Tôn Du Già (deity yoga), chuyển hóa chính mình thành một vị bổn tôn nào đấy.  Bổn Tôn Du Già liên hệ đến một tiến trình thiền quán nhờ đó mình hòa tan chính tự ngã thông thường của mình thành một loại trống rỗng và tính không.  Từ thể trạng này, năng lực “thể trạng toàn hảo” nội tại của mình được quán tưởng hay tưởng tượng như được phát sinh thành một hình thể siêu việt, một bổn tôn thiền quán.  Tiến trình theo một thủ tục được biết như thiền quán  về ba thân – pháp thân, báo thân, và hóa thân.  Điều này tương ứng đến kinh nghiệm của thể trạng tự nhiên về sự chết, trung ấm thân, và tái sinh được diễn tả trong kinh luận Phật Giáo.  Với mỗi bổn tôn khác nhau, có một mạn đà la khác nhau trong sự nguyện cầu mỗi ngày của tôi.  Tất cả có khoảng bảy mạn đà la khác nhau liên hệ đến.  Những bổn tôn du già này, liên hệ đến sự quán tưởng những mạn đà la.  Điều ấy mất hai giờ đồng hồ.

14-. SPALDING GRAYNgài có thể thấy bổn tôn một cách rõ ràng trong tâm thức của ngài với đôi mắt nhắm lại chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Đôi khi rất rõ ràng, có lúc cũng không rõ (cười).  Điều kiện thân thể của tôi tác động đến sự khác biệt này, tôi nghĩ thế.  Nó cũng tùy thuộc vào tổng số lần mà tôi đã thực hiện.  Nếu tôi nghĩ rằng tất cả những sự cầu nguyện của tôi phải được hoàn tất trước tám giờ, thế thì nó ảnh hưởng đến sự tỉnh thức của tôi.  Nếu tôi có cả buổi sáng rỗi rành, rồi thì sự tập trung của tôi sẽ gia tăng.

15-. SPALDING GRAYCó bao giờ trong sự thiền quán của ngài, mà ngài chỉ nghĩ về những vấn đề bận rộn nên không phải làm gì với mạn đà la không?   Ngài có bao giờ chỉ nghĩ về những sự hổn loạn?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Trong sự thực tập của tôi, nhiệm vụ của nó luôn luôn đối diện với thiền quán về tính không, và đại thủ ấn mà đấy là một yếu tố rất mạnh mẽ của loại thiền quán chính niệm.  Tôi cũng thực hiện một loại thiền quán đặc thù về vô niệm – vô phân biệt.

16-. SPALDING GRAY:  Ngài có bao giờ ấp ủ sự tiêu khiển giải trí, mời chúng vào trong sự thiền quán  và để tất cả những người phụ nữ trong quần áo tắm mà ngài phài thấy ngoài hồ tắm ở đây đi vào trong sự thiền quán của ngài không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Như một tu sĩ, tôi phải tránh kinh nghiệm như vậy, ngay cả trong những giấc mơ của tôi, qua sự thực tập hằng ngày.  Đôi khi trong những giấc mơ có những người đàn bà.  Và trong vài trường hợp đánh lộn hay cải vả với một người nào đấy.  Khi những giấc mơ như thế xãy ra, lập tức tôi nhớ lại, “tôi là một thầy tu”.  Vì thế đó là một lý do tại sao tôi thường gọi tôi là một thầy tu giản dị.  Đó là tại sao tôi chẳng bao giờ cảm thấy “tôi là một Đạt Lai Lạt Ma”.  Tôi chỉ cảm thấy “tôi là một ông đạo”.  Tôi không nên ấp ủ, ngay cả trong giấc mơ, trong những người đàn bà với một biểu hiện làm say đắm.  Ngay lập tức tôi nhận ra rằng tôi là một tu sĩ.  Rồi thì đôi khi trong những giấc mơ tôi thấy sự chiến đầu với một khẩu súng hay một con dao, và lần nữa tôi lập tức nhận thức rõ “tôi là một thầy tu, tôi không nên làm thế ấy.”  Loại chính niệm này là một trong những sự thực hành quan trọng mà tôi thực hiện suốt cả ngày dài.  Thế thì vấn đề đặc thù của ông, về những thứ xinh đẹp hay những người đàn ông, đàn bà, những thứ hấp dẫn:  thiền quán phân tích chống lại sự vướng mắc ấy.

Thí dụ, sự khao khát dục tình.  Rất quan trọng để phân tích, “điều lợi ích thật sự là gì?”  Bề ngoài của một khuôn mặt xinh đẹp hay một thân thể hấp dẫn – như nhiều kinh luận diễn tả - bất chấp xinh đẹp hay hấp dẫn như thế nào, về căn bản chúng sẽ tàn hoại thành một bộ xương.  Khi chúng ta nhìn thấu qua xương, thịt con người, không có gì xinh đẹp hay hấp dẫn, có phải không?  Một đôi uyên ương trong một kinh nghiệm dục tình là hạnh phúc cho thời khắc ấy.  Rồi thì rất nhanh chóng, rắc rối sẽ bắt đầu.

17-. SPALDING GRAY:  Tôi biết loại tư duy ấy, vì tôi luôn luôn thực hành.  Nhưng tôi quan tâm nó về dạng loạn thần kinh chức năng.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Điều ấy là gì?

18-. SPALDING GRAY: :  Loạn chức năng thần kinh, ummm.  Tinh thần bệnh hoạn trong chính tôi.  Bởi vì tôi thấy nó khi phân tích kỷ lưởng hơn là nhìn vào tổng thể.  Lấy ra từng bộ phận.  Tôi tiếp tục tư duy về những gì tôi muốn có là một cái nhìn toàn thể.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trong một cách, sự tiếp cận của Phật Giáo về việc chiến thắng dính mắc và xao lãng, chấp trước và lôi cuốn là thánh thiện trong ý nghĩa rằng nó không thấy những đối tượng hấp dẫn nào đấy hiện hữu trong tự chính chúng mà như một bộ phận của một mạng lưới rộng hơn mà nó không hấp dẫn hay cũng không tham muốn.  Đúng hơn nó là một bộ phận của toàn bộ cung cách tồn tại mà nó là vượt hơn.  Vì thế chúng ta không thấy bất cứ hiện tượng nào riêng lẻ.

Ông thấy, khi chúng ta quán chiếu việc thiếu vắng sự thường còn của thân thể người khác hay sự hấp dẫn của nó, thì khi chúng ta thẩm tra việc vướng mắc đến sự hấp dẫn của nó, thế thì chúng ta tự quán chiếu thân thể của chính mình sở hữu cùng bản chất tự nhiên.  Chúng ta đang hướng đến một mục tiêu, vì thế chúng ta vượt khỏi tất cả những sự cám dỗ và vướng mắc.  Có những sự thiền quán mà được biết như chính niệm về thân thể, chính niệm về cảm giác, và chính niệm về tâm thức.

Vì thế tiến trình là để hướng vào năng lượng của chính chúng ta hay toàn thể thái độ tinh thần đối với những gì chúng ta gọi là cứu độ, hay sự giải thoát hay niết bàn.

spalding

19-. SPALDING GRAYChính niệm trên tâm thức?  Tâm thức nào đang chính niệm về tâm thức nào?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Thông thường khi chúng ta nói “tâm thức”, nó cho một sự ấn tượng về một thực thể đơn độc.  Nhưng trong tâm thức có nhiều phương diện và nhân tố.  Vì thế khi chúng ta nói về tâm thẩm tra tâm, có thể có nhiều trường hợp khác nhau.  Trong một trường hợp chúng ta có thể phản chiếu về một kinh nghiệm quá khứ, mà đấy là một ký ức của một tâm thức trước đây.  Chúng ta cũng có thể thẩm tra tình trạng của tâm thức hiện tại.  Chúng ta có những nhân tố khác nhau trong tâm thức, trong một vài trường hợp chúng ta có một cảm giác về nhận thức mà nó quán chiếu trãi nghiệm hiện tại của chính chúng ta.  Tâm thức không là  một thực thể hay một sự tồn tại đơn độc.

20-. SPALDING GRAYNgài trãi nghiệm tính không như thế nào?  Kinh nghiệm vật lý ấy giống như thế nào?  Ngài đang có một kinh nghiệm về tính không nhưng đấy không phải là không có gì, nó là một kinh nghiệm.Vậy nó là một thứ gì đấy.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Khi chúng ta nói về khái niệm tính không của Phật Giáo, nó phải nên được hiểu trong dạng thức của “sự trống không về một đặc tính độc lập”.  Tính không về bản chất của thực tại.  Khi chúng ta tiến hành trong sự thiền quán của mình, chúng ta đạt đến một điểm mà chỗ ấy chúng ta thoát khỏi sự vướng mắc chấp thủ của mình.  Thái độ của chúng ta trở nên nhu nhuyến hơn và chúng ta nhận ra sự vắng mặt bản chất thực tại độc lập của mọi hiện tượng.

21-. SPALDING GRAYCó phải điều ấy xãy trong thân thể cũng như trong tâm thức của ngài?  Có phải nó hợp thành một thể thống nhất trong ngài một cách vật lý?  Cảm giác của ngài thế nào về trái tim,  dạ dày, và đôi mắt thay đổi, một cách vật lý, khi ngài đạt gần hơn đến điểm ấy?  Ngài có bắt đầu cảm thấy dường như ngài đang dần biến mất hay làm cho ngài hiện diện ở đây gần gũi hơn?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Không phải dần biến đi, nhưng dĩ nhiên, điều này là trên một mức độ cá nhân.  Khi tôi trong độ tuổi ba mươi mấy, trong một thời gian tôi thật sự tập trung trong sự học tập của tôi trên bản chất tự nhiên của tính không.  Chúng tôi gọi nó là shi-ne.  Một ngày nọ, tôi đang thực hành thiền phân tích trong khi tôi đang đọc.  Thế rồi một kinh nghiệm lạ lùng nào đấy xãy ra và sau đó tôi có một quan điểm mới.  Tôi đã có một kinh nghiệm mạnh mẽ về tính không.  Sau đấy, sự vật và đối tượng hiện hữu như bình thường, giống như chúng đã xuất hiện trước đây, nhưng có một sự tỉnh thức sâu sắc căn bản rằng chúng không sở hữu bản chất thực tại.[[2]]

22-. SPALDING GRAYNgài có luôn luôn tiếp xúc với thân thể và hơi thở của ngài khi ngài đang trãi nghiệm kinh nghiệm này hay không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không trong loại thiền tập này.  Trong những loại thiền tập khác, chúng ta tập trung trên những trung tâm thần kinh hay trên những điểm năng lượng đặc thù nào đấy bên trong thân thể.  Loại thiền quán này đòi hỏi một hình thức tu tập ẩn dật mà nó cần được tiến hành bảo đảm trong một thời gian dài.  Thật là điều khó khăn đối với tôi để có thời gian bây giờ.

23-. SPALDING GRAY:  Mới đây tôi đã đọc một quyển sách viết bởi một người Tây phương, , Stephen Batchelor, gọi là ‘Niềm Tin để Nghi Ngờ’.  Ông đã đặt rất nhiều câu hỏi về những vấn đề của Phật Giáo Tây Tạng.  Tôi đã mua quyển sách vì tựa đề của nó.  Khi tôi nói chuyện với ngài bây giờ, tôi đã có một cảm nhận rằng đặc tính nhất quán của ngài như một thầy tu Tây Tạng giản dị.  Và tôi không có đặc tính, mặc dù tôi nói với ngài tôi kể những câu chuyện, đấy là nghề nghiệp của tôi.  Nhưng tôi không cảm thấy bất cứ điều gì, và điều ấy đôi khi làm bối rối, nhưng tôi luôn luôn nghi ngờ.  Và tôi đang cố gắng có niềm tin để nghi ngờ và cũng nhìn vào sự nghi ngờ như biểu hiện biểu hiện gì đấy tích cực, không phải là sự rắc rối hiện hữu.  Ngài có bao giờ nghi ngờ không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Có thể có nhiều loại nghi ngờ, nhưng không có nghi ngờ rõ ràng dứt khoát.  Nếu chúng ta chấp nhận toàn thể tâm thức giống như là sự sản sinh của não bộ, của thân thể này, thế thì có nhiều câu hỏi ở đấy, nhiều nghi ngờ.  Ngay cả nếu chúng ta chấp nhận giả thuyết bùng nổ lớn ‘big bang’, chúng ta sẽ hỏi “tại sao điều này đã xãy ra?”  “Tại sao có nhiều thiên hà hình thành?”  Và với mỗi thời khắc thay đổi, “tại sao những thứ này đang xãy ra?”  Nhiều câu hỏi sinh khởi.  Nếu chúng ta chấp nhận rằng sự bùng nổ ‘big bang’ đã xãy ra mà không có bất cứ nguyên nhân nào, thì điều ấy thật là bức rức, và vẫn có nhiều nghi ngờ phát sinh.  Với sự giải thích của Đạo Phật, có chúng sinh, những kẻ sử dụng các thiên hà này và những  thế giới này.  Đây là một nền tảng đưa đến khái niệm của Đạo Phật về tái sinh hay sự tương tục của tâm thức.

24-. SPALDING GRAYVậy thì nghi ngờ trở thành một sự huyền bí.  Sự chết trong cảm nhận của người Tây phương, khái niệm về cái chết, có thể cuối cùng là một điều huyền bí.  Một nhà văn Tây phương tên là Ernest Becker,  người đã viết tác phẩm ‘Phủ Nhận Cái Chết’, đã nói, “Chúng ta không biết bất cứ điều gì bên kia sự chết.  Chúng ta phải cúi lạy điều huyền bí đó bởi vì không có cách gì để biết những gì đang xãy tới,”  và điều đã luôn luôn làm tôi bối rối và làm tôi thích thú về Phật Giáo Tây Tạng là hệ thống cực kỳ phức tạp của kiến thức về những thể trạng sau khi chết và tái sinh.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Tâm thức vi tế nhất giống như một hạt giống (chủng tử) và nó là một tâm thức khác biệt với những tâm thức được phát triển bởi hình thức vật lý.  Một cây cỏ không thể sản sinh năng lực nhận thức.  Nhưng mỗi con người, hay mỗi chúng sinh với những điều kiện nào đó, năng lực nhận thức phát triển.  Chúng ta liên hệ đến sự tương tục của tâm thức là hạt giống căn bản.  Rồi thì một khi quý vị thấu hiểu sự giải thích này, tâm thức vi tế rời khỏi thân thể này – hay chúng ta nói tâm thức vi tế tách rời khỏi tâm thức thô phù hơn.  Hay chúng ta nói tâm thức thô phù tan biến vào trong tâm thức vi tế nhất.

Có một số trường hợp, rất xác thực, rất trong sáng, nơi mà con người gợi nhớ lại những đời sống quá khứ, đặc biệt với những người rất trẻ.  Một số thiếu niên có thể gợi lại kinh nghiệm quá khứ của chúng.  Tôi không có bất cứ loại nghi ngờ mạnh mẽ hay dứt khoát với khả năng này.  Nhưng vì những hiện tượng như các kinh nghiệm sau khi chết, trung ấm thân, và v.v…, là những thứ vượt ngoài trãi nghiệm trực tiếp của chúng ta, nên nó thật sự để lại một khoảng trống nào đấy cho sự huyền ảo.  Qua nhiều năm trong sự thực tập hằng ngày, tôi đã chuẩn bị cho một cái chết tự nhiên.  Vì thế, có một loại kich thích ở ý tưởng mà cái chết đang đến với tôi và tôi có thể sống với những kinh nghiệm thực sự.  Rất nhiều sự thiền quán của tôi là những sự diễn tập cho kinh nghiệm này.

25-. SPALDING GRAYNgài có một kinh nghiệm chủ yếu nào mà ngài thường vật lộn với nó hay không, điều mà ngài lo sợ nhất?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Không, không có điều gì đặc biệt.

26-. SPALDING GRAYNgài không cảm thấy sợ sệt?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Do bởi hoàn cảnh chính trị, đôi khi tôi có những sự lo sợ bị vướng trong một loại kinh nghiệm khủng bố.  Mặc dù, cho đến khi mà động cơ của tôi được quan tâm, tôi cảm thấy tôi không có kẻ thù.  Từ quan điểm của tôi, tất cả chúng ta là con người, anh chị em với nhau.  Nhưng tôi liên hệ trong một cuộc đấu tranh quốc gia.  Một số người xem tôi như kẻ làm nên rắc rối then chốt.  Vì thế đó cũng là một thực tế (dừng).  Còn nói khác đi, một cách so sánh, thể trạng tinh thần của tôi là hoàn toàn tĩnh lặng, vô cùng ổn định.

27-. SPALDING GRAYNgài xa tránh tai nạn như thế nào?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: (Cười) Thì giống như những người bình thường thể hiện, tôi cố gắng thận trọng hơn.  Một điều mà tôi có thể chắc chắn là tôi sẽ không có một tai nạn do bởi say rượu hay bị quật ngã vì ma túy.

28-. SPALDING GRAYNhưng ngài dùng máy bay rất nhiều và những phi công thì say rượu. Đó là tại sao tôi luôn luôn lo sợ, tôi luôn luôn nói rằng tôi sẽ không bao giờ đi trên một máy bay mà phi công tin tưởng trong sự tái sinh.  Khi ngài lên một máy bay để đi, ngài có phải hành động với sự sợ hãi của ngài không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Ô, vâng. Vâng.

29-. SPALDING GRAYVà ngài có hành thiền trên những máy bay hay ngài có cảm thấy rằng ngài có thể hổ trợ để giữ cho phi cơ bay lên an toàn chứ?  Ngài có nhiều năng lực hơn người bình thường đi trên một máy bay không?  Đôi khi tôi tin tưởng về chính tôi, rằng nếu tôi tập trung trong một biểu tượng đặc thù mà tôi có trong tâm thức tôi thì chiếc máy bay ấy sẽ tốt hơn trong hành trình.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Tôi thường có nhiều sợ hãi khi dùng máy bay.  Bây giờ tôi đã quen rồi.  Nhưng khi tôi lo sợ quá hay băn khoăn quá, thế rồi vâng, như ông đề cập, tôi trì niệm một số lời cầu nguyện hay một câu chân ngôn nào đó và như ông thấy đấy, kết luận cuối cùng là niềm tin trong nghiệp quả.  Nếu tôi đã tạo nên một nghiệp nhân nào đấy để có một cái chết nào đó, tôi không thể tránh được.  Mặc dù tôi cố gắng hết mình, nếu điều gì đấy xãy ra, tôi phải chấp nhận nó.  Có thể rằng, tôi không có năng lực nghiệp như vậy, thế thì ngay cả máy bay rơi, mà tôi có thể vẫn sống sót.

30-. SPALDING GRAY:  Ngài bước ra.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Vâng.  Vì thế một niềm tin như vậy, ông thấy cũng rất hữu ích.  Rất tác dụng.

31-. SPALDING GRAYLần đầu tiên tôi đọc về Tây Tạng trong sách của J. Blofeld, Người Bay.  Ngài có bao giờ thấy người nào bay ở Tây Tạng không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không, nhưng một điều đã làm ngay cả tôi cũng phải ngạc nhiên.  Một sư cô già, bây giờ sống ở Dharamsala đã nói với tôi rằng khi bà còn trẻ, bà đã sống vài tháng ở một nơi trên núi rất gần Lhasa.  Bà đã gặp một hành giả lão thành, khoảng tám mươi tuổi, ở đấy, sống trong một vùng rất cô lập.  Bà khám phá ra ông cụ là một vị thầy cho khoảng mười đệ tử, và hai vị thầy trong số họ đã bay trong không gian trên triền núi.  Ông biết không, họ bay dùng phần này của y áo (cầm hai mép của tấm y giang tay ra).

Vâng, ông thấy đấy, bà nói họ có thể bay khoảng một cây số, với đôi tay họ như thế.  Bà kể cho tôi nghe năm vừa rồi rằng chính bà đã thấy điều ấy.  Tôi đã ngạc nhiên, rất ngạc nhiên (cười).  Ông đã từng ở Ấn Độ chứ?

32-. SPALDING GRAY: Vâng, trong năm tháng vào năm 1972, tôi thăm viếng khắp Ấn Độ, biểu diễn ‘Bà Mẹ Can Trường’, một vở kịch từ nhà văn Đức Brecht.  Tôi rất tiếc chúng ta phải dừng lại đây.  Xin cảm ơn ngài đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Những vấn đề rất hấp dẫn, tôi thích thú với những câu hỏi của ông.  Chân thành cảm ơn ông.


&&&

Bài phỏng vấn này được thực hiện vào ngày 08/04/ 1991khi Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa lĩnh giải Nobel Hòa Bình.  Cuộc phỏng vấn này đặt nền tảng cho sự tiếp cận bất thường của tạp chí Trichycle với Đạo Phật ở phương Tây. 

TENZIN GYATSO, Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn của Tây Tạng, là lĩnh tụ thế quyền lẫn giáo quyền của Tây Tạng và là Khôi Nguyên Nobel Hòa Bình.  Sinh ra trong một gia đình nông dân vào năm 1935, ở tỉnh Amdo vùng Đông Bắc Tây Tạng.  Đức Thánh Thiện được công nhận vào lúc hai tuổi, theo truyền thống của Tây Tạng, như hậu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười ba, một hóa thân của Bồ Tát Từ Bi Quán Âm.  Trong năm 1959, ngài đã đào thoát khỏi Tây Tạng bị Hồng Quân Trung Cộng chiếm đóng từ năm 1949, và hiện sống ở Dharamsala.

 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hoàn tất 18 năm học tập ở tu viện với một kỳ thi cuối cùng với 30 nhà học giả của luận lý học vào buổi sáng, với 15 học giả về Trung Quán vào buổi trưa, và trong buổi tối, với 35 học giả về Luật Học và Siêu Hình Học.  Sau đó Đức Thánh Thiện đã vượt qua cuộc kiểm tra chính xác về vấn đáp với những danh dự và nhanh chóng đạt được bằng cấp Geshe Lharampa, hay bằng cấp cao nhất của việc hoàn thành học vấn  trong triết lý Phật Giáo.

SPALDING GRAY, sinh ra ở Rhode Island vào năm 1941, tự gọi ông là một nhà văn và biểu diễn, người đã từng “quần thảo với tọa cụ thiền quán gần hai mươi năm.”  Kịch bản nổi tiếng nhất của ông là sân khấu và kịch bản phim độc thoại, “Bơi Đến Cambodia” và “Bà mẹ can trường”[[3]].

Sự thích thú của Gray về triết lý huyền ảo đã bắt đầu với sự giới thiệu đầu tiên của ông đến Khoa Học Ki Tô Giáo.  (“Mẹ tôi, nhà khoa học tín ngưỡng ngoan thuần là cực kỳ rõ ràng, và Cha tôi thì không phải thế.  Biện chứng nội tại của tôi là sự lôi kéo giữa cha tôi, người nghi ngờ thực tiển hơn, và mẹ tôi.”)

&&&&&


The Dalai Lama Interviewed By Spalding Gray

Ẩn Tâm Lộ ngày 20/03 /2011
http://www.tricycle.com/interview/inside-out?page=0,0


[[2] ]  Núi là núi, sông là sông; núi không phải là núi, sông không phải là sông; núi vẫn là núi, sông vẫn là sông.
[[3] ] Mother Courage – bà mẹ can trường bị tơi tả vì chiến tranh giữa việc bảo vệ con cái và kiếm lợi từ chiến tranh, một nhân vật trong tác phẩm Người Lang Thang Cam Đảm (The Runagate Courage, 1670)[của nhà văn Đức Grimmelshausen (1621-1676).

No comments:

Post a Comment