Sunday, November 9, 2014

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI OPRAH

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI OPRAH




Chư thân hữu quý mến,

Ở đây, chúng ta đang ở vào cuối năm 2010 - một năm khi Đức Đạt Lai Lạt Ma ở đây với chúng ta, Úc Đại Lợi.  Nơi nào mà năm tháng đã đi qua  Trong bộ phim Mặt Trời Mọc và Lặn, vừa mới trình chiếu ở Úc Đại Lợi và được quay trong sự phối hợp với Bậc Hiền Nhân Từ Bi và Tuệ Trí của Chúng Ta, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói về tính tương đối của mọi thứ...

"Sau năm tỉ năm, mặt trời này vẫn chiếu sáng - điều này không quá nhiều."

"Năm tỉ so với đời sống của chúng ta thì quá dài.  Tất cả đời sống mọi người trung bình là một trăm năm.  Nhưng theo sự tin tưởng của Phật Giáo, chúng ta thường đếm thời gian qua hằng a tăng kỳ kiếp hay vô số kiếp.  So với a tăng kỳ kiếp thì con số năm tỉ là nhỏ nhoi.  Do thế ngắn hay dài là tương đối."

"So sánh một thứ ngắn với một thứ khác và chúng ta sẽ thấy nó ngắn, thứ nào đấy dài, nó sẽ dài.  Thế thì theo quan điểm của Đạo Phật, không có gì chắc chắn."

"Tại thời khắc này, nói một cách tương đối, chúng ta có thể gọi nó là hiện tại - nhưng nếu chúng ta nhìn vào đồng hồ, rồi thì mỗi phút gồm có những giây, giây cũng có thể phân ra làm sáu chục phần nhỏ.  Rồi thì trong một phần nghìn giây cũng có quá khứ và tương lai.  Vậy thì phân nửa quá khứ, phân nửa tương lai - không có hiện tại.  Nếu chúng ta không khảo sát trong một cách như vậy, thế thì một cách tổng quát chúng ta có thể nói hiện tại.  Giây phút hiện tại có nghĩa là thời điểm một phút - hiện tại một giờ có nghĩa là thời điểm một giờ."

"Ngày hôm nay, là 24 giờ.  Tháng này là 30 ngày.  Năm nay là 365 ngày, có phải không?"

"Thế thì a tăng kỳ hiện tại là hàng tỉ năm.  Do vậy mọi thứ là tương đối."

Lời dạy này của Đức Đạt Lai Lạt Ma được ban bố trong khi đứng trên hành lang của nơi cư ngụ của ngài, nhìn xuống chân đồi Hy mã lạp sơn, đã gieo rắc với vố số tiếng cười nhưng cũng được nói với uy đức và chí nguyện.

Ca tụng lĩnh tụ tâm linh Tây Tạng Đức Đạt Lai Lạt Ma như "Đức Phật của kỷ nguyên này"  thủ hiến của Himachal Pradesh, Kumar Dhumal mới đây đã nói rằng Đức Thánh Thiện là người kế thừa thông điệp hòa bình và bất bạo động của Thánh Gandhi.

"Đức Đạt Lai Lạt Ma là một thầy tu Đạo Phật vĩ đại nhất, Đức Phật của kỷ nguyên này, người kế thừa thông điệp hòa bình và bất bạo động của Thánh Gandhi," Dhumal đã nói như thế.  "Tôi cầu nguyện Đức Đạt Lai Lạt Ma được mạnh khỏe và trường thọ," ông nói.

Vậy thì khi chúng ta đi đến chấm dứt năm 2010, chúng tôi mời tất cả quý vị cùng ôm ấp Đức Thánh Thiện trong con tim của chúng ta, thụ hưởng mỗi giây phút 'hiện tại' và nhìn về phía trước đến hành trình 'tương lai' của chúng ta và sự trở lại viếng thăm Úc Đại Lợi của Đức Thánh Thiện trong tháng Sáu năm 2011.

Trong mãnh đất được bao phủ bởi tuyết trắng
Ngài là cội nguồn của mọi hạnh phúc và thánh thiện
Đấng toàn năng Quán Thế Âm Tenzin Gyatso
Xin  hãy hiện hữu cho đến khi chấm dứt luân hồi


PHỎNG VẤN
image

OPRAH:  Có phải Đạo Phật là con đường đi đến hạnh phúc?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Mặc dù thế một số người nào đấy lại có ấn tượng rằng Đạo Phật nói quá nhiều về khổ đau.  Nhằm để trở nên giàu có, người ta phải làm việc thật cần mẫn trước tiên, do vậy người ấy phải hy sinh rất nhiều thời gian nhàn rỗi.  Tương tự thế, người Phật tử đang tự nguyện hy sinh những thư thái tức thời vì thế họ có thể đạt đến niềm hạnh phúc miên viễn.  Và nhằm để phát triển năng lực ý chí thì phải hy sinh, chúng ta trước nhất phải nhận thấy rằng dành tất cả thời gian và năng lượng của chúng ta để theo đuổi những thoãi  mái vật vất có nghĩa là cuối cùng chúng ta sẽ khổ đau.  Đấy chỉ là tất cả những hệ quả tích cực và tiêu cực.  Điều rất quan trọng là tỉnh thức rằng có những hệ lụy lâu dài cho mỗi hành vi.

OPRAH:  Mặc dù ngài tin tưởng rằng Đạo Phật là con đường đưa đến hạnh phúc, nhưng ngài khuyến khích những người khác duy trì tín ngưỡng của chính họ.  Đúng thế chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Đúng như thế.  Tôi luôn luôn nhấn mạnh rằng thật an toàn hơn và tốt đẹp hơn để tiếp tục theo đuổi tín ngưỡng riêng của mỗi người.  Những tôn giáo quan trọng khác đã hàng nghìn năm tuổi và có truyền thống lâu dài.

OPRAH: Ngài có tin rằng người ta có thể là một Ki Tô hữu nhưng vẫn có thể thực hành Phật Pháp chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Vâng, tôi nghĩ như thế.  Có những kỷ năng của Đạo Phât, chẳng hạn như thiền quán, mà bất cứ người nào cũng có thể tiếp nhận.  Và, dĩ nhiên, có những giáo sĩ và nữ tu Ki Tô đã sử dụng những phương pháp của Phật Giáo nhằm để phát triển sự hy hiến, từ bi, bác ái, và khả năng để tha thứ của họ.

OPRAHBây giờ ngài có thể nói về những gì về ngài không?  Lần đầu tiên khi ngài được khàm phá ra như một Đạt Lai Lạt Ma, ngài có cảm thấy điều gì ấy đặc biệt về ngài không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không.

OPRAHKhông có một bộ phận nào của ngài mà luôn luôn biết ngài là khác biệt không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Đôi khi, tôi thật cảm thấy như thế, vâng, tôi có thể cảm thấy một ảnh hưởng nào đấy từ những đời sống tiền kiếp.  Vào những buổi sáng sớm, khi tôi vẫn còn đang mơ ngủ chập chờn, tâm thức tôi rất trong sáng.  Và khi tôi ở trong trạng thái huyền ảo ấy, tôi có những thoáng hiện của ký ức từ những kiếp sống trước mà trong ấy tôi xác định với những thứ, trong vài trường hợp, từ một đến hai thế kỷ trước.  Một lần tôi có cảm giác rằng tôi có thể đã ở Ai Cập khoảng sáu trăm năm trước.

OPRAHNgài có cảm thấy rằng ngài khác biệt với hầu hết những con người khác không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không, không, không.

OPRAH:  Vậy thì giống như mọi con người khác, ngài là thầy của chính ngài có phải không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Vâng.

OPRAHNhưng ngài  không là thầy của ai khác.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Điều ấy cũng đúng.

OPRAHLớn lên, ngài có thấy thiếu vắng thời thơ ấu như những đứa trẻ bình thường không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  May mắn thay, tôi có những bạn chơi đùa, mặc dù họ hầu hết đã trưởng thành.

OPRAH:   Ngài có bao giờ muốn có một gia đình hay con cái không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Không.  À, khi vào khoảng 15 hay 16 tuổi, tôi có một sự quan tâm nào đấy.  Điều ấy là tự nhiên.  Nhưng rồi thì một số người bạn nô đùa của tôi là tu sĩ rồi sau này trở thành cư sĩ, và họ đã  nói với tôi về những phức tạp của việc gánh vác một đời sống gia đình.  Dĩ nhiên, có thể có những niềm vui lớn lao trong  việc có một gia đình, nhưng cũng có nhiều rắc rối.

OPRAHTôi vừa đọc thấy rằng ngài đã dành nhiều giờ trong một ngày cho thiền quán.  Những lợi ích nào của thiền quán cho những người thậm chí không phải là Phật tử?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Thiền quán lợi ích cho tất cả mọi con người bởi vì nó liên hệ trong cái nhìn nội quán.  Người ta không cần phải là tín hữu để nhìn vào bên trong chính mình một cách cẩn trọng hơn.  Thật xây dựng và lợi lạc để phân tích cảm xúc của chúng ta, kể cả từ bi và cảm nhận ân cần của chúng ta, vì thế chúng ta có thể trở nên trầm tĩnh hơn và hạnh phúc hơn.  Thù oán, ganh tỵ, và sợ hải che dấu và làm chướng ngại niềm an lạc của tâm thức.  Khi chúng ta sân hận hay không tha thứ, thí dụ thế, nổi khổ tinh thần là tức thời.  Điều tốt hơn là tha thứ thay vì đầu độc niềm an lạc của tâm hồn với cảm giác bệnh hoạn.

OPRAHTrông ngài vô cùng an lạc và vui tươi.  Điều gì làm cho ngài có niềm hạnh phúc như thế?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Tôi không tự đặt mình quá nghiêm trọng!  Điều ấy làm cho tôi an lạc.

OPRAHĐối với ngài, ngày toàn hảo là gì?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Không bao giờ có một ngày toàn hảo.  Không có sự toàn hảo trên thế giới.

OPRAHVậy thì điều gì làm nên một ngày tốt đẹp - một ngày khi mà ngài thật sự cảm thấy vui tươi và cười thật nhiều?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Tôi thật sự thích làm vườn và đùa nghịch với máy móc.  Và khi tôi có thời gian rỗi rảnh, tôi dành một ít để đọc và học hỏi - chính yếu từ những kinh luận Tây Tạng, cũng như đọc một số đề tài mà tôi thích như từ bi và vị tha.  Trong những ngày ấy, khi tôi có thể dành một ít giờ để đạt được một sự thông hiểu nào đấy, tôi cảm thấy toại nguyện.  Tôi cảm thấy giống như tôi có thể hiện thực việc sử dụng lợi lạc đời sống của tôi.

OPRAHCó phải ngài làm việc thật cần mẫn và du hành thật nhiều bởi vì ngài muốn mang sự chú ý đến những gì đang xãy ra cho những người Tây Tạng không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Không nhất thiết như thế.  Mới sáng này, tôi đã đọc một tờ báo nói những thứ như " Đạt Lai Lạt Ma đã thăm sáu thành phố nhằm để giải thích sự đàn áp của Trung Cộng ở Tây Tạng."  Điều đó sai.  Tôi không bao giờ đến bất cứ nơi nào mà tôi không được mời trước.  Và theo thiệp mời, nếu tôi cảm thấy rằng có khả năng để thực hiện một sự cống hiến  nào đấy cho nhân loại, tôi sẽ đồng ý làm theo thay vì mệt mõi.

OPRAHNgài sẽ buồn khổ nếu Tây Tạng không được độc lập trước khi ngài qua đời chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Nếu tôi chết ngày hôm nay, tôi sẽ có một số quan tâm nào đấy cho Tây Tạng.  Nhưng tôi biết rằng cá nhân tôi đã làm tối đa những gì mà tôi có thể sử dụng sự hiện hữu của tôi cho người khác.  Thế nên tôi không có gì phải hối tiếc.

OPRAHKhông?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Đúng thế.

OPRAHNgài có bao giờ phải tha thứ cho chính mình về bất cứ điều gì không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Tôi đã từng tự tha thứ cho mình vì những việc bất ngờ xãy đến, như vô tình giết chết một con côn trùng.  Thái độ của tôi đối với những con muỗi và rệp giường không thích thú hay hòa bình cho lắm!

OPRAHNgài có bao giờ phải tha thứ cho chính ngài vì bất cứ một lỗi lầm to tát nào không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Tôi đã làm nên những sai sót nhỏ mỗi ngày.  Nhưng các lỗi lầm lớn?  Dường như không có.  Tôi đã từng thẩm tra việc phụng sự của tôi đến người Tây Tạng và nhân loại, và tôi đã thực hiện tối đa mà tôi có thể làm trong đời sống của tôi.

OPRAHCâu hỏi cuối cùng:  Mỗi tháng tôi có thực hiện một đề tài trên tạp chí gọi là "Những gì tôi biết chắc."  Những gì ngài biết chắc?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Vị tha là cội nguồn hạnh phúc nhất.  Không có nghi ngờ gì về điều này.

Ẩn Tâm Lộ ngày 19/06/2011



No comments:

Post a Comment