ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI TẠP CHÍ
TIME
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Alex Perry
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 05/08/2011
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Alex Perry
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 05/08/2011
Khi Trung Cộngxâm lăng Tây Tạng năm
1950, người ta hứa hẹn đem hiện đại đến một vương quốcphong kiến cô lập. Thay
vì thế, nó đã đếnmột sự cai trị đè nén tôn giáo và văn hóa đã làm cho chính phủ
Tây Tạng đi đếnlưu vong, kể cả lĩnh tụ tối cao giáo quyền và thế quyền của Tây
Tạng. Được khám phá như hóa thân của tu sĩ cao cấpTây Tạng thứ 14 vào lúc hai
tuổi và đăng quang lúc bốn tuổi, Đức Đạt Lai Lạt Mađã đào thoát đến Ấn Độ năm
1959 và chưa bao giờ trở lại. Sau bốn mươi lăm năm cố gắng bảo tồn một quốcgia
không lĩnh thổ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đang phải vật lộn với tương lai của TâyTạng
trong một cung cách thực tiển rất ngạc nhiên, một cách mà có thể có nguycơ khiến
đồng bào của ngài sự ủng hộ của quốc tế, và ngay cả gia đình của ngàixa lánh.
Trong một cuộc đàm đạo bộc trựcvớiAlex Perry, phóng viên tờ TIME tạitịnh thất của
ngài ở McLeod Ganj, Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma thừa nhận rằng bây giờ ngài tin
là phươngcách duy nhất tiến tới cho ngưởi Tây Tạng có thể là "duy trì
trong TrungHoa[1]"trong
khi hy vọng bảo tồn nền văn hóa đặc thù của Tây Tạng.
PHỎNG VẤN
TIME: Tình
trạngTây Tạng như thế nào?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:
Mặc dù có sự phát triển và cải thiện kinh tếnào đấy, những đe dọa đến di sản
văn hóa, tự do tôn giáo và môi trường là rấtnghiêm trọng. Rồi thì cũng có những
vùngthôn quê, các phương tiện giáo dục và y tế rất là, rất là tệ hại. Giống như
một khoảng cách khổng lồ ở Hoa Lụcthật sự giữa giàu và nghèo. Thế nên toànbộ bức
tranh hầu như trông vô vọng. KhiĐức Đạt Lai Lạt Ma thứ mươi ba thăm viếng Trung
Hoa vào những năm đầu thế kỷ20, có một cộng đồng người Mãn Châu đông đảo - ngay
cả Hoàng đế cũng là ngườiMãn Châu. Gần như đúng 50 năm sau, khitôi thăm viếng,
cộng đồng Mãn Châu không còn đấy nữa. Họ hoàn toàn bị đồng hóa. Hiểm họa ấy
cũng đe dọa ở Tây Tạng rất tàn nhẫn. Vì thế mà tại sao bức tranh của Tây Tạng hầunhư
tuyệt vọng. Đó là tại sao chúng tôiđang cố gắng để đạt được sự tự trị đầy đủ ý
nghĩa.
TIME: Có bấtcứ
lý do nào để lạc quan không?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:
Nhiều chính thể cộng sản và bộ máy cầm quyềnđã thay đổi, kể cả Liên Bang Sô Viết,
không bởi bằng vũ lực mà bởi chính nhữngngười dân nơi ấy. Những điều này là nhữngsự
tiến triển rất tích cực. Trung Hoa vẫncòn chế độ như vậy, nhưng thực tế nhiều
việc đang thay đổi. Tự do thông tin, tự do tôn giáo, và tự dongôn luận là khá
hơn. Tôi cảm thấy rằngnhững hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối
cùng sẽ trở lại trongcung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôiyêu mến tự do. Ngay
cả những thú vật cũngyêu mến tự do của chúng. Và bây giờ mộtcách tự nhiên nó
đang trở lại. Vì thếtrên mức độ ấy, hiện trạng ở Tây Tạng là đáng hy vọng. Hôm
nay, một số đông người Hoa đang cho thấysự quan tâm trong việc bảo tồn nền văn
hóa và tâm linh Tây Tạng. Tâm linh Tây Tạng là một bộ phận rất quan trọngcủa
tâm linh Trung Hoa như một tổng thể, và sự bảo tồn văn hóa Tây Tạng có thểlàm
giàu cho Trung Hoa. Hàng triệu ngườiTrung Hoa vốn có truyền thống Phật Giáo, và
nhiều người Trung Hoa đang trở lạivới Phật Giáo Tây Tạng.
TIME: Mốiquan
hệ của ngài với Bắc Kinh như thế nào?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Chúng
tôi khôi phục lại sự tiếp xúc trực tiếp với Bắc Kinh ba năm trước đây. Chúng
tôi không nghĩ là sẽ có mộtkhơi mở quan trọng nào - vấn đề Tây Tạng rất phức tạp,
và Hoa Lục quá sức nghingờ và rất thận trọng. Sẽ cần thờigian. Tuy thế, gặp gở
mặt đối mặt và cónhững cuộc đàm luận hữu nghị rất, rất là quan trọng. Một số
trí thức, nghệ sĩ và nhà văn Trung Hoađang biểu lộ một sự thông hiểu thích đáng
và đang hổ trợ phương pháp trung đạocủa tôi để giải quyết vấn đề, mà đấy là
không mưu cầu độc lập mà đúng hơn là mộtsự tự trị đầy đủ ý nghĩa để bảo tồn
ngôn ngữ, văn hóa và môi trường Tây Tạng.
TIME: Ngài
đãđối diện với sự chỉ trích nào đó trong việc từ bỏ cuộc chiến đấu cho độc lập.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:
Một số người Tây Tạng tố cáo tôi về việc bánđứng quyền độc lập của họ. Ngay cả
anh cảcủa tôi cũng muốn một nền độc lập hoàn toàn và ông luôn luôn buộc tội tôi
về vấnđề này. Nhưng sự tiếp cận của tôi thật sựlà trong sự quan tâm của chính
chúng tôi. Tây Tạng chậm tiến, đất đai bao la, giàu có tài nguyên thiên
nhiên,nhưng hoàn toàn thiếu thốn kỷ thuật hay khả năng chuyên môn để khai
thácchúng. Vì thế, nếu chúng tôi vấn ở trongTrung Hoa, chúng tôi sẽ có nhiều lợi
ích lớn hơn, cung ứng những sự quan tâmcho nền văn hóa và môi trường xinh đẹpvà
cho phép chúng tôi một loại bảo đảm nào đấy. Đối với chúng tôi điều này có
nghĩa là hiện đại hơn. Đường xe lửa mới ở Tây Tạng thí dụ thế. Đây là nói một
cách tổng quát là một điều tốt,rất lợi ích cho việc phát triển, sự cung ứng
không dụng ý về chính trị
TIME: Một sốngười
nói rằng Trung Cộng đang chờ đợi ngài ...
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Chết.
TIME: À,
vângchính thế. Ngài làm gì với ý kiến ấy?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:
Có hai dư luận. Một số nói rằng, vâng, một khi Đạt Lai Lạt Maqua đời, toàn bộ vấn
đề Tây Tạng sẽ chết. Một dư luận khác là sự bất bình vẫn còn đấy, và ngay cả sẽ
trở thành mạnhmẽ hơn, nhưng trong lúc ấy sẽ không có ai hướng dẫn và ảnh hưởng
người Tây Tạng,[thế nên] Tây Tạng sẽ trở nên khó khăn hơn để chuyển động. Điều
nào đúng? Tôi không biết. Hãy chờ cho đến cái chết của tôi. (Cười). Rồithì thực
tế sẽ trả lời.
TIME: Ngài
cónghĩ rằng sự đoàn kết chặc chẽ của cộng đồng Tây Tạng sẽ bị biến mất cùng vớingài
không?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:
Vấn đề Tây Tạng là một vấn đề của quốcgia. Do thế khi một cá nhân qua đời, đólà
một suy thoái chắc chắn. Nhưng vì đâylà một vấn đề của quốc gia, cho nên khi mà
quốc gia vẫn còn, vấn đề sẽ vẫn hiệnhữu. Với năng lực ý chí trọn vẹn và kinhtế
thịnh vượng đầy đủ, thế thì tôi nghĩ là vấn đề sẽ tiếp tục. Hãy nhìn vào cộng đồng
Do Thái: 1.000 năm vẫn nguyên vẹn tinh thần củanó. Đôi khi người Tây Tạng trở
nên tựmãn nếu mọi việc quá dễ dàng. Nếu mọi việctrở nên khó khăn và nghiêm trọng,
thế thì tâm thức Tây Tạng trở nên mạnh mẽhơn.
TIME: Saungài,
điều gì sẽ xảy ra đối với vị trí của Đạt Lai Lạt Ma?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:
Thể chế Đạt Lai Lạt Ma, và điều ấy có nên tiếptục hay không là tùy ở đồng bào
Tây Tạng. Nếu họ thấy không liên hệ, thế thì nó nên chấm dứt và sẽ không có ĐạtLai
Lạt Ma thứ 15. Nhưng nếu tôi chếthôm nay và tôi nghĩ họ sẽ muốn một Đạt Lai Lạt
Ma khác. Mục tiêu của việc tái hóa thân là để hoànthành nhiệm đời sống của hóa
thân trước. Cuộc sống của tôi ở ngoài Tây Tạng, do thế một cách hợp lý sự tái
hóathân của tôi sẽ được tìm thấy bên ngoài. Nhưng rồi thì, câu hỏi tiếp theo:
Người Trung Cộng có chấp nhận hay không? Bắc Kinh sẽ không chấp nhận. Chính quyền
Trung Cộng hầu như chắc chắn chỉ định một Đạt Lai Lạt Makhác, như họ đã làm với
Đức Ban Thiền Lat Ma. Rồi thì sẽ có hai Đạt Lai Lạt Ma: một, Đạt Lai Lạt Ma của
trái tim đồngbào Tây Tạng, và một được chỉ định bởi nhà đương cục Trung Cộng.
TIME: Có phảicuộc
vận động tự do cho Tây Tạng là một phong trào, như bảo vệ cá voi không?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:
Tôi không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ sự quan tâm toàn thế giới về Tây Tạngvà những
nhóm hổ trợ vẫn đang hoạt động. Đôi khi, những sự phối hợp diễn ra, đôi khi
không. Một nhân tố khác có thể là Afghanistan vàIraq; những đề tài ấy làm cho vấn
đề Tây Tạng trở thành thứ yếu.
TIME: Nếu sự
quan tâm quốc tế và áp lực không được duy trì, có phải là Trung Cộng thắng?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:
Trung Cộng đã ở trong tình trạng thắng trongbất cứ trường hợp nào. Họ đã kiểm
soátTây Tạng rồi (cười). Nhưng bạn muốn nói gì bằng việc thắng hay thua? Điều
này khá phức tạp. Chúng tôi không đề xuất ly khai, [nhưng] TâyTạng sẽ thịnh vượng
hơn trong Trung Hoa - và nó cũng ở trong những sự quan tâmcủa người Trung Hoa để
bảo vệ di sản văn hóa của chúng tôi. Chỉ nếu khi chúng tôi mưu cầu độc lập hay
lykhai thì nó là một câu hỏi thắng hay thua. Nếu sự quan tâm toàn thế giới với
Tây Tạng không còn nữa và không đáp ứng,thế thì chính phủ Trung Cộng sẽ không cảm
thấy nhạy cảm nhiều đối với Tây Tạng. Nhưng tình cảm công cộng ở Ấn Độ rất mạnh
vàcộng đồng Tây Tạng ở Hoa Kỳ và Canada cũng thế.
TIME: Sự
lưuvong đã ảnh hưởng đến cá tính của ngài như thế nào?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:
Tôi không biết. Dĩ nhiên, tôi đã mất quê hương của mình vàtrong hơn 45 năm tôi
là người vong quốc. Nhưng tôi nghĩ tôi đã có một cơ hội rất tốt để học hỏi những
điều mới mẻ,kể cả những truyền thống khác. Như một kếtquả, tinh thần bất phân bộ
phái thì ngày càng mạnh mẻ hơn nhiều. Và vì thế tôi có thể thực hiện một sự cống
hiếnnho nhỏ nào đấy đến sự hòa hiêp tôn giáo. Tôi là một người tôn giáo hiếm
hoi có nhiều người bạn chân thành trongnhững tôn giáo khác. Vì thế tôi cảm thấyrằng
nếu tôi vẫn ở Tây Tạng, trong điện Potala nhìn chung quanh với ống nhòm,tôi có
thể thiếu sót rất nhiều trong kiến thức. Và bởi vì tôi đã thành một người tị nạn,
tôi trở nên thực tiển hơn. Thế hệ của chúng tôi đang đối diện với một thửthách
nghiêm trọng. Do vậy, trong mộtphương diện, chúng tôi có cơ hội tốt nhất để biểu
lộ sức mạnh nội tại của chúngtôi. Quý vị không thể nói rằng điều nàylà trắng
hay điều này là đen, chắn chắntích cực hay tiêu cực. Bạn thấy, mọi thứhòa lẫn.
Và tùy thuộc vào việc chúng tanhìn như thế nào. Một số người tôi chú ýở phương
Tây, thích sự rõ ràng. Nếu hoàncảnh là tích cực, họ rất vui vẻ. Hơitiêu cực, rất
buồn phiền. Điều này làkhông thực tiển.
TIME: Vẫn
cómột Tây Tạng để trở lại chứ?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:
Tôi nghĩ như thế. Khi Mãn Châu đối diện với hiểm nguy, khôngngười nào của thế
giới bên ngoài xem đấy là nghiêm trọng. Tây Tạng không như thế. Ngày nay, văn
hóa Tây Tạng hầu như là một phầncủa nền văn hóa thế giới. Đấy là một thuận lợi
lớn cho chúng tôi.
TIME: Ngài
thấygì trong tương lai?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:
Nếu bạn nhìn hoàn cảnh Tây Tạng một cách địaphương, thế thì vô vọng. Nhưng từ một
viễntượng rộng rãi hơn, là có triển vọng. Đấylà những từ ngữ sau cùng của tôi với
điều này. Không tệ lắm.
INTERVIEW WITH THE TIMES MAGAZINE
Ẩn Tâm Lộ ngày 10/08/2011
[1]Vớimột
sự tự trị đầy đủ ý nghĩa, người ta có thể liên tưởng đến hình ảnh của HồngCông
hay thực quyền quản lý khu tự trị của chính phủ Tây Tạng sau năm 1949 vàtrước
khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đi Bắc Kinh vào năm 1954 (phụ chú của người dịch).
No comments:
Post a Comment