Friday, November 7, 2014

Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời phỏng vấn của Wang Lixiong

Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời phỏng vấn của Wang Lixiong
image
His Holiness during his interview with Wang Lixiong. Photo/Office of Tibet NY
New York, NY 22/05/2010 -

HỎI: Kính thưa Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài có khỏe không? Tôi muốn hỏi ngài về hàng ngũ lĩnh đạo của Tây Tạng trong tương lai. Quan điểm của ngài là thế nào trong trường hợp khả dĩ "hai nhân vật kế thừa", như đã xãy ra trong vấn đề của Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 11?

ĐÁP: Trong năm 1969, tôi đã tuyên bố một cách chính thức rằng đồng bào Tây Tạng sẽ quyết định thể chế Đạt Lai Lạt Ma cần thiết tiếp tục hay không. Tương tự thế, trong năm 1992, tôi đã đưa ra một tuyên bố chính thức trong ấy tôi đã nói rằng khi thời gian đến cho người Tây Tạng ở bên trong quê hương Tuyết Sơn và ở hải ngoại thống nhất, tôi sẽ không nắm giữ một vị trí nào. Những người hiện tại đang giữ trách nhiệm ở Tây Tạng sẽ gánh lấy trách nhiệm ấy.

Sau đó, từ năm 2001, nếu chúng ta nhìn vào đội ngũ lãnh đạo lưu vong, một hệ thống đã được thiết lập để bầu cử (năm năm một nhiệm kỳ) đôi ngũ lĩnh đạo của chính quyền Trung Ương Tây Tạng và điều này đang được thi hành hiện nay.

Do thế, tôi không đặt quan trọng lắm trong vấn đề Đạt Lai Lạt Ma. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể làm khi tôi còn sống. Tôi không có bất cứ quan tâm nào khác hay trách nhiệm nào khác.

Xem ra Cộng đảng Bắc Kinh dường như quan tâm hơn về thế chế Đạt Lai Lạt Ma hơn là tôi. Vì thế, tình trạng có thể trở nên giống như Đức Ban Thiền Lạt Ma. Nó sẽ làm thêm khó khăn chứ chẳng có ích lợi gì.

HỎI:  Quan điểm của ngài thế nào về vị Ban Thiền Lạt Ma mà chính quyền Trung Cộng dựng lên?

ĐÁP:  Từ những điều tôi đã được nghe về vị ấy là thông minh sắc bén và thích thú vô cùng trong những vấn đề tôn giáo.  Nhưng nhiều người vẫn có nhiều nghi ngờ về vị ấy.  Do thế, việc ấy tùy thuộc vị ấy.   Nó sẽ tốt đẹp nếu vị ấy biến thành một vị hiện thân cả về kiến thức kinh luận và sự thực chứng căn cứ trên đấy, cùng thủ hộ giáo huấn và thực hành giáo thuyết của Đức Phật.

HỎI:  Tôi muốn hỏi ngài về những cuộc gặp gở giữa chính quyền lưu vong Tây Tạng và Trung Cộng.  Tại sao những cuộc gặp gở này luôn luôn không có kết quả gì?  Những vấn đề thật sự là gì mà đã quá khó tiếp cận được trong nhiều thập niên qua?

ĐÁP:  Chính quyền Trung Hoa luôn luôn tuyên bố một cách chính thức rằng không có vấn đề gì thuộc Tây Tạng để thảo luận và đấy chỉ là vấn đề cá nhân của Đạt Lai Lạt Ma.  Tôi không có bất cứ điều gì để đòi hỏi cho riêng mình.  Đấy là vấn đề những quyền của sáu triệu người Tây Tạng, tôn giáo, văn hóa và môi trường của xứ Tuyết Sơn.  Đây là những vấn đề mà tôi quan tâm đến và cần được thảo luận.  Nếu và khi thời gian điểm đến lúc Chính quyền Trung ương nhận thức rằng có vấn đề Tây Tạng, như họ dường như đang hành động như thế trong trường hợp của Tân Cương, và làm một nổ lực để giải quyết nó thì mới có vấn đề gì đấy để bàn đến.  Về phía chúng tôi, tôi sẽ hợp tác như tôi chia sẻ cùng những mục tiêu cũng như Chính quyền Trung Hoa, được gọi là sự phát triển  của quốc gia, ổn định và thân hữu.  Tuy thế, trong những dạng thức của phương pháp, Chính quyền Trung Hoa dường như đang thực hiện một sự tiếp cận của sức mạnh để thiết lập sự ổn định trong khi chúng tôi cảm thấy rằng sự ổn định nên đến từ sự toại ý tinh thần và tin tưởng.

HỎI:  Hello, thưa ngài.  Bất chấp con đường chính trị mà Trung Hoa sẽ tiếp nhận trong tương lai, khoảng cách giữa những thường nhân Tây Tạng và những người Hán bình thường đang trở nên rộng lớn hơn trong mọi lúc.  Nhiều người Tây Tạng quá đơn giản trong việc nói rằng vấn đề chỉ là việc người Hán thống trị Tây Tạng.  Thực tế là người Hán chúng tôi cũng là nạn nhân của cùng một sự thống trị độc tài.  Quan điểm của ngài về vấn đề này như thế nào?

ĐÁP:  Mối quan hệ Hoa – Tạng không phải bắt đầu từ năm 1949 - 50 mà nó đã trên một nghìn năm tuổi.  Trong thời gian này đôi khi chúng ta đã có một mối quan hệ thân mật trong khi những thời gian khác không quá chân thành.  Hiện tại chúng ta đang ở trong một thời điểm mà chúng ta không có một mối quan hệ thân ái.  Nguyên nhân cho điều này là những chính sách của chính quyền mà nó làm nên những sự khác biệt mà không phải nhân dân.  Do thế, mối quan hệ giữa người và người đang trở nên quan trọng.

Trong những quốc gia tự do nơi có những người Tạng và Hoa, chúng ta đã và đang nổ lực thiết lập những hiệp hội hữu nghị giữa hai cộng đồng và những điều này đang tác động.  Một vấn đề chính là Sự Tìm Kiếm Sự Thật từ Những Sự Kiện của Đặng Tiểu Bình đang không được thực hiện đầy đủ.  Hồ Diệu Bang đã từng làm những nổ lực để thấu hiểu tình cảnh thực sự.  Gần đây, Ôn Gia Bảo đã nói về thái độ hành động của Hồ Diệu Bang và không chỉ đơn thuần dựa trên những báo cáo chính thức mà thấu hiểu hoàn cảnh qua sự tiếp xúc với người dân.  Có nhiều sự trở hạn chế ngại ở Trung Hoa bởi vì không có sự khảo sát trong thực tế về vấn đề trong một cung cách trong sáng.  Nếu có sự trong sáng, nó sẽ hổ trợ để giảm thiểu sự  đổ vở.

HỎI:  Một vấn đề khác.  Ngài có cách nào để duy trì những mối quan hệ tốt đẹp giữa người Tạng và người Hoa không?

ĐÁP:  Tôi đã du hành qua nhiều quốc gia và luôn luôn tiếp nhận thái độ đấy là tất cả chúng ta cùng là những con người.  Điều này đã có thể làm cho tôi có một mối quan hệ tốt.  Người Tạng và Hoa cũng chỉ là những con người giống nhau, nhưng cũng có một mối quan hệ lịch sử.  Nếu chúng ta trong sáng và thiết lập một mối quan hệ bình đẳng, tất cả những rắc rối sẽ được giải quyết.

Tôi đã và đang thường xuyên gặp gở những người đến từ Hoa Lục.  Họ chân thành và tôi có thể thiết lập một mối quan hệ gần gũi.  Nó trở thành rắc rối khi có những sự nghi nan và ngờ vực.  Điều này không chỉ với người Hoa và người Tạng mà khắp toàn thế giới.  Điều này cần được giải quyết.

Bất cứ khi nào tôi gặp gở mọi người, tôi nói với họ rằng chúng ta cùng là những con người.  Sự khác biệt trong tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ là thứ yếu.  Điều quan trọng nhất là chúng ta cùng là những con người.

Trong năm 1954-55 khi tôi ở Bắc Kinh, lúc ấy tôi đã bàn luận về chủ nghĩa Mác.  Tôi đã thích về ý tưởng quốc tế chủ nghĩa.

HỎI:  Tôi muốn hỏi về “Giác thư về Việc Đạt Đến Một nền Tự Trị Chân Thật cho Toàn Thể những người Tây Tạng,” trong ấy ngài không viết về việc làm thế nào bảo vệ những quyền lợi của người Hán đang sinh sống ở Tây Tạng.  Thế thì, sau sự tự trị, ngài sẽ thừa nhận quyền của người Hán hiện đang sinh sống ở những khu vực ở Tây Tạng để tiếp tục sinh sống ở đấy không?

ĐÁP:  Trong quá khứ, trước năm 1950, đã có những người Hoa ở Tây Tạng.  Thí dụ,trong vùng sinh quán của tôi có rất nhiều người Hoa, kể cả người Hồi giáo.  Do thế, trong tương lai cũng thế, người Hoa chắc chắn sẽ ở đấy.  Những gì liên hệ thích đáng để giữ trong tâm là trong trường hợp của khu tự trị Nội Mông dân số Mông Cổ đã trở thành một thành phần thiểu số nhỏ bé.  Nếu nó trở thành như vậy thế thì những đặc trưng dân tộc tự trị sẽ không hiện hữu.

Thứ đến, trong trường hợp của Tây Tạng, trong những thị trấn nào đấy, nơi mà có số lượng lớn dân số người Hoa với những người Tây Tạng ít hơn, diện mạo tự nhiên là một sự thay đổi và thoái hóa về ngôn ngữ Tây Tạng và truyền thống Tây Tạng.  Chúng ta cần quan tâm về điều này.  Về mặt khác, ở đấy cần một hoàn cảnh nơi mà những thân hữu người Hoa có thể hiện hữu một cách an toàn và hạnh phúc.  Cuối cùng tất cả chúng ta cùng là những con người.

HỎI:  Tôi muốn hỏi Đại Sư, tại sao  sự diễn tả của ngài về Tây Tạng trong quá khứ - như một xã hội Phật giáo hòa hiệp – khác biệt quá rõ ràng với sự diễn tả của chính quyền Bắc Kinh về một xã  hội nông nô xấu xa.  Nhiều bằng chứng và tài liệu rõ ràng về một xã hội nô lệ tàn bạo và tội lỗi.  Ngài có thể giải thích tại sao sự dị biệt này quá lớn lao?

ĐÁP:  Thật sự rằng Tây Tạng quá khứ, trước năm 1950, là lạc hậu và trong phổ thông là phong kiến.  Không người Tây Tạng nào nói rằng một xã hội cũ kỷ ngày trước là giống như thiên đàng.  Ngày nay, không người Tây Tạng nào ở bên trong hay bên ngoài Tuyết Sơn, nghĩ hay ngay cả mơ làm sống lại xã hội lỗi thời ngày trước.

Trái lại, chính quyền Trung Cộng buộc cho xã hội quá khứ của Tây Tạng như địa ngục là một sự thổi phồng.

Trong quá khứ có những bộ phim được làm về lịch sử Tây Tạng (bởi những người Hoa).  Một số người nói với tôi rằng khi những bộ phim này đang quay, những người nhìn đã bật cười, vì những điều này không đến từ những thực tế.  Họ nói rằng một bộ phim rất lạ lùng đang được dàn dựng.

Trong Cách Mạng Văn Hóa như được nói rằng Cách Mạng là một sự thành công vĩ đại.  Khi người ta không thể che dấu thực tế vị thế đã bị thay đổi.

Tương tự thế, vấn đề Thiên An Môn được biết trên toàn thế giới nhưng chính quyền Trung Cộng dường như vẫn cho rằng điều ấy gần như không có xãy ra bằng việc nói rằng đấy chỉ là một vài người.  Điều quan trọng là tất cả quý vị nên tiến hành những sự điều tra một cách khoa học đến nơi đến chốn.

Tôi thậm chí luôn luôn nói với người Tây Tạng rằng họ không nên đặt căn cứ (quyết định của họ) chỉ đơn thuần bởi vì tôi đã nói như thế, mà họ nên thẩm tra.  Từ quan điểm của một hành giả Phật giáo, chúng ta cần thẩm tra ngay cả những lời dạy của Đức Phật.

HỎI:  Nếu chính quyền Trung Cộng cho phép ngài trở về Tây Tạng, và cho phép tự trị ở Tây Tạng, hệ thống chính trị nào ngài muốn thấy ở Tây Tạng?

ĐÁP:  Điều ấy phải được quyết định bởi ưu tiên của đại đa số người Tây Tạng ở quê hương Tuyết Sơn, đặc biệt những người trí thức, qua sự tìm hiểu sự thật từ thực tế.  Trong tình cảnh lưu vong, trong 50 năm qua chính quyền chúng tôi đã vận hành theo hệ thống dân chủ.

HỎI:  Tôi muốn hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma một câu hỏi sắc bén.  Những sự chỉ trích mãnh liệt nhất mà chính quyền Trung Cộng chính thức nhắm tới chống lại ngài là ngài đòi  hỏi  không có quân đội ở Tây Tạng.  Điều này, họ nói,  là chứng cớ rằng ngài đang đòi hỏi cho sự độc lập trong sự ngụy trang.  Ngài có duy trì sự đòi hỏi của ngài về không quân đội ở Tây Tạng chứ?

ĐÁP:  Tôi đã và đang luôn luôn nói rõ rằng dưới thể chế tự trị Sự Đối Ngoại và Quốc Phòng sẽ được đặt dưới sự quản lý của chính quyền Trung Ương.  Trong quá khứ, tôi đã tuyên bố giấc mơ của tôi về việc thực hiện Tây Tạng như một Khu vực Hòa bỉnh trong tương lai qua sự hữu nghị và tin tưởng với láng giềng Ấn Độ và Nepal và những nước khác.  Điều này không chỉ giới hạn ở Tây Tạng mà tôi luôn luôn nói rằng toàn thể thế giới cần phải giải trừ quân bị.  Không cần phải quan tâm trên điều này.

HỎI:  Trong cái nhìn về việc mọi thứ hiện hữu như hiện tại, những cơ hội về một giải pháp hòa bình cho những vấn đề của Tây Tạng trong cả cuộc đời hiện tại của Đức Đạt Lai Lạt Ma dường như là con số không.  Tôi có thể hỏi quan điểm của  ngài về viễn tượng tiến triển cho Tây Tạng không?

ĐÁP:  Tôi phân chia thời điểm từ khi thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thành bốn thời kỳ:  thời kỳ Mao Trạch Đông, thời kỳ Đặng Tiểu Bình, thời kỳ Giang Trạch Dân, và thời kỳ Hồ Cẩm Đào.  Những thời kỳ này đã từng thấy rất nhiều sự thay đổi căn cứ trên thực tế của hoàn cảnh.  Do thế, tôi tin rằng sẽ có một sự thay đổi trong chính sách quốc gia, và nó cần xãy ra.  Tôi không tin rằng không thể không có một giải pháp lợi ích hổ tương trên vấn đề Tây Tạng được mang đến.  Thứ nữa, tôi không nghĩ rằng điều này sẽ cần nhiều năm tháng như thế.

Một số đảng viên những người đã từng hoạt động ở Tây Tạng trong quá khứ và hiện đã về hưu, cũng như nhiều học giả Trung Hoa, đã từng nói rằng chính sách quốc gia hiện tại không thích hợp và khuyến nghị rằng nó cần được duyệt xét lại.  Do vậy, tôi tin rằng sẽ một sự thay đổi và một quyết định trong một tương lai không xa.
--
Wang Lixiong's interview with Dalai Lama on Twitter
Bhuchung K Tsering- Tibet.net[Monday, May 24, 2010 16:57]
Tuệ Uyển chuyên ngữ - 19/06/2010


No comments:

Post a Comment