Sunday, November 9, 2014

ĐỨC PHẬT CỒ ĐÀM: NHÀ TÂM LÝ TRỊ LIỆU VÔ SONG

ĐỨC PHẬT CỒ ĐÀM: NHÀ TÂM LÝ TRỊ LIỆU VÔ SONG
Tuệ Uyển dịch
 Dr Ruwan M Jayatunge M.D., Sri Lanka Guardian, March 29, 2010
http://www.buddhistchannel.tv/picture/upload/eye-bud.jpg

Ontario, Canada –  Nhiều người diễn giải Phật giáo thấy Đạo Phật là một trong  vô số triết học và tôn giáo được biết từ cổ xưa.  Đúng ra Phật giáo là một môn triết học thực tiển trong một ý nghĩa được phơi bày ngày nay.
Môn triết học này thiết lập một hệ thống trị liệu rộng rãi.  Trong phạm vi ấy Đức Thế Tôn là một nhà tâm lý trị liệu vô song.  Trong phổ quát, Tâm lý trị liệu có nghĩa là sự điểu trị về những sự rối loạn cảm xúc, thái độ cá nhân căn cứ trước tiên trên sự giao tiếp bằng lời nói hay không lời nói.  Đức Phật là một nhà chửa bệnh không thể bắt chước được giúp vô số người vượt qua căng thẳng, rắc rối về cảm xúc, và những vấn nạn giao thiệp qua thiền quán thân hữu.
Bác sĩ Sigmund Freud đã giới thiệu Phương pháp Trị liệu Phân tích Tâm lý.  Phương pháp Trị liệu Phân tích Tâm lý liên hệ bàn thảo những kinh nghiệm quá khứ và những điều này có thể hướng dẫn tình trạng hiện tại như thế nào, cũng như những kinh nghiệm quá khứ có thể ảnh hưởng cuộc sống hiện tại như thế nào.  Sự thấu hiểu đạt được mở thông cho chúng ta tiến hành sự lựa chọn về những gì xãy ra trong tương lai. Phân tích tâm lý cố gắng đạt thấu đến gốc rể của vấn đề bằng sự phân tích mối quan hệ chuyển động phát triển giữa nhà tâm lý trị liệu và bệnh nhân.
Đức Phật đã thực hiện một hình thức hoàn toàn về phân tích và tìm thấy nguyên nhân vận hành của phiền não, sau đó chửa trị thành công nỗi khổ đau tâm lý đặc thù và đưa đến sự giải thoát tinh thần hoàn toàn cho con người.  Trong sự phân tích này Ngài đã đi vào những đời sống quá khứ.  Trị liệu đời sống quá khứ cũng được biết như sự trị liệu hồi quy hay giải pháp cho phép những cá nhân bổ xung những kinh nghiệm khích động chấn thương và cảm xúc quá khứ mà chúng ở trên cấp độ tiềm thức không được giải quyết.
Ngày nay, Trị liệu Đời sống Quá khứ (PLT) rất phổ biến ở thế giới phương Tây và nó cho phép bệnh nhân giải quyết những vấn đề quá khứ trong một phương pháp trị liệu thiết lập dùng trong những bệnh xá.   Nhà trị liệu đời sống quá khứ nổi tiếng nhất của phương Tây là Edgar Cayce đã cho hơn mười bốn nghìn “giải thích” trong thời gian bốn mươi ba năm.  Edgar Cayce đã chứng minh khả năng kỳ bí và đặt mình vào trong một loại giấc ngủ tự điểu khiển, trong lúc ấy ông có thể trả lời những câu hỏi do những bệnh nhân của ông ta đặt ra về bệnh tình của họ.
Trị liệu Nhận thức đặt căn cứ trên sự đạt đến khả năng nội quán vào trong tiềm thức của xúc cảm và đưa đến sự tập trung chủ yếu trên tư tưởng, tính tình dáng điệu và tin tưởng.  Phương pháp trị liệu Cảm xúc Lý trí của Albert Ellis quan tâm những xúc tình mạnh mẽ xãy ra như một kết quả từ sự tương tác giữa những sự kiện trong môi trường cùng sự tin tưởng và tiên đoán.
Quan điểm của Phật giáo, đau khổ không phải do bởi những sự kiện khổ não ngoại tại, mà do nơi những phẩm chất của tâm thức, tâm thức định hình nhận thức của chúng ta và đáp ứng đến những sự kiện.  Những từ ngữ giống như thế được nhà Tâm lý học Albert Ellis lập lại năm 1953, khi ông giới thiệu hành động định hướng sự tiếp cận trị liệu của ông – Phương pháp Trị liệu Cảm xúc Lý trí.  Theo Ellis không phải những sự kiện làm nên những nổi buồn khổ tâm lý mà sự tin tưởng là do nơi bệnh nhân chấp trước.  Ông tranh luận xa hơn rằng cảm xúc buồn khổ của một người thật sự do nơi suy nghĩ thảm thương của họ trong sự đánh giá những sự kiện căng thẳng.  Lý thuyết của Ellis cho rằng sự đánh giá không thực tiển về căng thẳng phát sinh từ sự chấp trước phi lý.
Nhà tâm lý học Aaron T. Beck – nhà phát huy Phương pháp Trị liệu Thái độ Nhận thức (CBT) nhấn mạnh vai trò của sự bóp méo nhận thức trong chán  nãn và băn khoăn.  CBT là một trong những định hướng quan trọng của tâm lý trị liệu và trình bày một đặc trưng của sự can thiệp tâm lý bởi vì nó sinh khởi từ những kiểu thức thái độ và tâm lý của con người.
Đức Phật đã dùng vô số loại phương pháp trị liệu nhận thức.  Trong câu chuyện của Kisagotami, Đức Phật đã dùng một kiểu nhận thức về hành động để đánh thức tuệ giác nội quán trong bà mẹ trẻ vừa mất đứa con trai bé nhỏ.  Bà vừa bị suy sụp tinh thần với đau buồn thương tiếc kinh khủng.  Bà đến gặp Đức Phật mang theo xác đứa con trai và thỉnh cầu thuốc phục sinh cho đứa con của bà.  Đức Phật đã nói với bà hãy đi xin một số hạt cải trong một ngôi nhà chưa từng có người nào chết.  Kisagotami đã đi từ nhà này đến nhà kia nhưng không thể tìm ra một ngôi nhà nào mà chưa từng có sự chết trãi qua.  Bà dần dần phát sinh nội quán tỉnh thức và ý nghĩa của sự chết.  Bà nhận ra sự chết là một hiện tượng phổ biến.
Đức Phật thường dùng Phương pháp Socrates để dạy giáo thuyết của Ngài.  Socrates (470-399) là một triết gia Hy Lạp, người đã tiến hành sự vấn đáp với học trò của mình trong sự tìm kiếm bất tận cho chân lý.  Ông đã tìm kiếm để đạt đến những quan niệm nền tảng của học trò và những đồng nghiệp của ông bằng những câu hỏi liên tục cho đến khi sự mâu thuẩn bùng vở, vì thế minh chứng sự sai lầm của sự đánh giá ban đầu.  Điều này trở thành được biết là Phương pháp Socrates.
Khi tên sát nhân Vô Não hét lên gọi Đức Phật dừng lại,  Đức Thế Tôn đã quay lại và nói Vô Não rằng, Đức Phật đã dừng lại rồi, và Ương Quật Ma La hãy làm như thế.  Một vài từ ngữ đã làm phát khởi nhận thức bên trong đầu của Ương Quật Ma La.  Vô Não nhận ra rằng Đức Thế Tôn đã dừng lại nghĩa là Ngài không phạm phải bất cứ sự bạo động nào nữa vì thế bây giờ là lúc cho Vô Não từ bỏ bạo động.  Ương Quật Ma La đã vất gươm và trở thành một sư thầy.
Patachara là một thiếu phụ trẻ phát sinh một sự phản ứng căng thẳng kịch liệt khi cô chứng kiến cái chết của người chồng, hai đứa con và cha mẹ của cô ta. Cô đến với Đức Phật khóc lóc với sự bối rối vô cùng tận.  Sau khi cô ta đã dịu xuống, Đức Phật đã giải thích với cô ta về ý nghĩa chân thật của khổ đau và tính tự nhiên của vô thường.  Câu chuyện của Patachara biểu lộ một trường hợp nghiên cứu tuyệt diệu về cố vấn chấn thương tâm lý.  Cố vấn chấn thương tâm lý cung ứng một sự hổ trợ thực tiển trong hầu hết những con đường đề cập ở trên để giải quyết phản ứng thảm thiết của Patachara.
Rõ ràng có những sự tương tự giữa sự nhấn mạnh căn cứ trên thái độ của Đức Phật và sư thấu cảm của Carl Roger.  Carl Roger đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển Phương pháp trị liệu Vấn tâm Bệnh nhân và ông là một trong những người thiết lập phong trào tâm lý nhân loại.  Giống như Carl Roger, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni đã chấp nhận con người với sự quan tâm tích cực không điều kiện.  Những nhà tâm lý học cho rằng sống một cuộc đời chân thực không phát triển sự thấu cảm là không thể được.  Thấu cảm là một khả năng nền tảng để con người có thể phát triển mối quan hệ với người khác, và vì thế phát triển tính cách cá nhân.
Đức Phật tin tưởng trong sự tự do của con người.  Rogers nghĩ rằng không có liên quan cho dù con người thật sự có tự do ý chí hay không.  Ông nói xa hơn rằng chúng ta cảm thấy tự do khi sự lựa chọn là sẳn sàng cho chúng ta.  Rogers chỉ ra rằng cá nhân thể hiện chức năng trọn vẹn nhận biết cảm giác tự do ấy, và nhận trách nhiệm cho sự lựa chọn của mình.  Đức Phật không phủ nhận sự tự do của con người với trách nhiệm hoàn toàn với hành động của mình.
Robert Carkhuff – một trong những nhà tiên phong của Phương pháp Vấn tâm Trị liệu nghiên cứu và hoạt động với Carl Rogers.  Ông phát hành một quyển sách nổi tiếng về Hướng Tới Sự Khuyên Bảo Hiệu Lực và Tâm Lý Trị Liệu vào năm 1967.  Robert Carkhuff giới thiệu bảy điều kiện hổ trợ như thấu cảm, tôn trọng, cụ thể, chân thành, tự hiển hiện, đối diện, và thân cận trực tiếp.  Trong tâm lý trị liệu, thân cận trực tiếp là vấn đề sống còn.  Câu chuyện của Rajjumala – một người giúp việc trong gia đình định tự tử, tiếp theo một sự quấy nhiễu của bà chủ nhà, và được Đức Phật cứu thoát.  Đây là một thí dụ tuyệt vời về sự cố vấn ngăn ngừa tự tử và là điều hổ trợ thứ bảy của Robert Carkhuff, “thân cận trực tiếp”.
Sự giảng dạy về thiền quán của Đức Phật có một vị trí đặc biệt.  Thiền quán có thể được dùng cho sự phát triển cá nhân.  Thiền quán Phật giáo là một tiến trình tịnh hóa tinh thần và đưa đến một nhận thức trực tiếp.  Do vậy, mục tiêu thiền quán của Đạo Phật là để đạt được sự thấu hiểu tuệ giác về chân lý phổ cập.  Thiền quán, hay tuệ minh sát của Phật giáo cho một sự thể chứng về vô thường, khổ não và vô ngã.  Từ bi quán giúp giảm thiểu sân hận và là một phương pháp toàn thiện để kiểm soát những cảm giác hung hăng.  Một cách phổ thông, thiền quán hổ trợ giảm thiểu căng thẳng và lo lắng.  Ngày nay, những trung tâm tâm lý trị liệu ở phương Tây và phương Đông dùng thiền quán như một kiểu mẫu tâm lý trị liệu thành công.
‘Phương pháp tâm lý trị liệu hiện sinh’ là một hình thức tâm lý trị liệu hướng đến sự đề cao tự nhận thức.  Trong giáo thuyết của Đức Phật sự hiện hữu hay tồn sinh được diễn tả một cách rộng rãi.  Phật giáo đưa lên những vấn đề đạo đức học và tính tự nhiên về sự hiện  hữu của chúng ta.  Mục tiêu của phương pháp trị liệu hiện sinh cho phép con người trở nên chân thành hơn với chính mình, để mở rộng nhận thức của họ về chính họ và thế giới chung quanh họ, để tìm ra sự trong sáng để tiến hành thế nào trong tương lai trong khi tiếp nhận những bài học từ quá khứ và để tạo nên những điều gì đấy đáng giá để sống trong hiện tại.  Cũng thế, nó hổ trợ để khám phá những không gian xã hội, vật lý, tâm lý và tâm linh của bệnh nhân.
Câu chuyện của Mattakundali – một chàng trai trẻ, cuối cùng bệnh hoạn và đau khổ mà không có một sự giúp đở thuốc men nào và chết yểu vì sự tham lẫn của người cha.  Sauk hi Mattakundali chết, cha chàng trở nên buồn khổ vô cùng và thường đến nghĩa trang mỗi ngày để than khóc.  Ý nghĩa về cái chết được phơi bày trong câu chuyện của Mattakundali là một hình thức hiện sinh.  Cuối cùng sự buồn thảm của người cha được giải quyết.  Câu chuyện này có thể được diễn giải nhưu một thí dụ tốt về lời khuyên bảo cho sự tiếc thương.
Đức Phật là một nhà tâm lý trị liệu vô song.  Phương pháp trị liệu của Ngài đã giúp cho hàng triệu người qua hàng thế kỷ.  Ngày nay, thế giới phương Tây đã nhận ra cốt lõi tâm lý của Phật giáo.  Nhiều hệ thống tâm lý trị liệu ở phương Tây phát sinh từ giáo thuyết của Đức Phật.  Đức Thế Tôn biểu lộ sự công nhận thấu cảm và không phán xét đến mỗi người đến với Người.  Ngài đã giúp con người đạt đến tuệ giác nội quan và hổ trợ trong sự thúc đẩy lớn mạnh trong khi tiêu trừ những cảm xúc rắc rối và khổ đau.  Những phương pháp tâm lý trị liệu của Ngài được là đặc biệt hiếm có và được áp dụng khắp mọi thời gian.
---***---
Gautama Buddha the Unique Psychotherapist
Tuệ Uyển chuyển ngữ
05-04-2010


  

No comments:

Post a Comment