Đạo Phật Tây Tạng
Hoằng Pháp Tại Hải Ngoại
Tác giả: Alexander Berzin - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
|
Phật giáo Tây Tạng bây
giờ lan truyền rộng rãi và phổ biến nhất của hình thức Phật giáo được tìm thấy
ở các quốc gia hải ngoại. Trong Phật giáo Tây Tạng, tông Kagyus có một số trung
tâm rõ ràng nhiều nhất, kế đến sẽ là tông Gelug, rồi thì Nyingma và Sakya
1- GIỚI THIỆU
Thưa chư tôn đức Lạt Ma, Geshe và chư Tăng, chúng tôi rất vui mừng có cơ hội để gặp gở với quý vị. Chúng tôi đã được Đức Đạt Lai Lạt Ma để đến ba tu việc chính là Sera, Drepung, và Ganden để nói về tình trạng của Phật giáo và những trung tâm Phật Pháp ở hải ngoại. Vì một số quý vị có thể được mời trong tương lai để thăm viếng những quốc gia hải ngoại và nhiều vị có thể có những thân hữu đã từng giảng dạy ở những trung tâm này, nên có thể hữu ích để giải thích một ít về tình trạng ấy.
Chúng tôi không biết nhiều, nhưng hơn chín năm qua, chúng tôi đã thăm viếng khoảng một trăm năm mươi những trung tâm Phật Pháp từ các trường phái Gelug, Kagyu, Nyingma, và Sakya, cũng như từ những truyền thống thiền tông-zen và nguyên thủy Thượng tọa bộ, trong hầu hết ba mươi nước. Vì thế, chúng tôi muốn trình bày như một báo cáo, một ít lịch sử, và một vài bình luận và gợi ý cá nhân của chúng tôi căn cứ trên kinh nghiệm của chính chúng tôi.
2 – SỰ SINH KHỞI NHỮNG TRUNG TÂM PHẬT PHÁP Ở PHƯƠNG TÂY
Phật giáo Tây Tạng bây giờ lan truyền rộng rãi và phổ biến nhất của hình thức Phật giáo được tìm thấy ở các quốc gia hải ngoại. Trong Phật giáo Tây Tạng, tông Kagyus có một số trung tâm rõ ràng nhiều nhất, kế đến sẽ là tông Gelug, rồi thì Nyingma và Sakya. Tuy thế, cũng có một số lớn những trung tâm của Thiền tông- Zen và nguyên thủy Thượng tọa bộ. Những trung tâm này đã hình thành trước những trung tâm Phật giáo Tây Tạng. Có những trung tâm Tây Tạng hiện diện trong hầu hết những quốc gia trên thế giới: trong tất cả những nước Tây Âu, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi, và Tây Tây Lan, nhưng rồi thì cũng có nhiều ở những quốc gia Nam Mỹ, và nhiều nước Đông Nam Á như Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Hương Cảng và Đài Loan, ở Nam Phi, và ngay cả trong những quốc gia cộng sản như Nga và Đông Âu, chẳng hạn như Ba Lan và Hung Gia Lợi. Ngay cả trong một số quốc gia cộng sản nơi mà những trung tâm tôn giáo và sự hội họp bị ngăn cấm, những người thích thú với Phật Pháp gặp gở một cách bí mật, và người ta đưa lén những sách vở bị cấm của Phật giáo để đọc và chuyển dịch một số sang ngôn ngữ của họ.
Sự hấp dẫn là vô cùng đối với Phật giáo Tây Tạng rộng rãi khắp thế giới qua những chuyến hành hóa và những nổ lực của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và những đại Lạt ma khác. Tuy nhiên, không phải luôn luôn có một sự thích thú như thế. Phật giáo đầu tiên đến Âu châu hơn một trăm năm mươi năm trước, và trước nhất là Phật giáo nguyên thủy Thượng tọa bộ, hầu hết từ Tích Lan. Vì thế kinh luận của Phật giáo nguyên thủy được chuyển dịch trước nhất. Tuy thế, những người đầu tiên thích thú với Phật giáo là hai loại. Hoặc họ là những giáo sư đại học và những học giả quảng bác, nhưng chỉ học hỏi trong ngôn ngữ, hay họ là những nhà truyền giáo Ki Tô những người cũng thích thú trong việc học hỏi ngôn ngữ vì thế họ có thể chuyển dịch Thánh Kinh và đổi đạo những Phật tử sang Ki Tô giáo.
Mãi cho đến gần đây, trong những năm 1950 sau Thế chiến Thứ hai, những người phương Tây đã trở nên hấp dẫn hơn trong việc thực hành Phật Pháp, và đây là những truyền thống Thiền-Zen Nhật Bản. Thế rồi đề đáp ứng với sự hâm mộ này trong thực hành, người ta bắt đầu thành lập những trung tâm Phật Pháp Thiền-Zen ở phương Tây. Trước đấy, mặc dù có một số thích thú trong ngôn ngữ và kinh luận Phật giáo, nhưng hầu như không có một trung tâm Phật Pháp nào. Từ sự bắt đầu này với những trung tâm Phật Pháp Thiền-Zen, người ta bắt đầu hấp dẫn hơn qua sự quán sát những điều thực hành của những truyền thống Nguyên thủy Thượng tọa bộ và Tây Tạng. Thế rồi dần dần, những trung tâm Phật Pháp Nguyên thủy và Tây Tạng được hình thành.
3 – SỰ HẤP DẪN ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Tuy nhiên, những người đầu tiên thích thú với Tây Tạng, khởi đầu hơn một trăm năm mươi năm về trước, cũng hoặc là những nhà truyền giáo hay học giả và chỉ thích thú trong ngôn ngữ. Họ là những người làm nên những quyển từ điển. Tuy vậy, bởi vì nhiều người trong họ vốn là những người có nguồn gốc Ki Tô giáo, những ngôn từ tiếng Anh họ dùng trong tự điển thường mang ý nghĩa theo Ki Tô giáo hay bao quát. Họ không là những dịch giả chính xác một cách đặc biệt những ngôn từ của Phật Pháp. Do vì điều này, có một sự hiều lầm to tát về Phật giáo, là điều chúng tôi sẽ nói nhiều hơn về sau.
Nhóm người kế tiếp hấp dẫn với Tây Tạng là những người khai thác Tây Tạng nhằm để tạo dựng nên những giáo thuyết tôn giáo của riêng họ giống như họ có một nguồn gốc có giá trị. Trước năm 1959, và đặc biệt năm mươi hay một trăm năm trước, Tây Tạng và Phật giáo Tây Tạng là những gì mà hầu hết mọi người trên thế giới hầu như không biết gì cả. Người ta biết Tây Tạng là một vùng đất mà tuệ trí cổ xưa được bảo tồn, nhưng họ không biết đây là tuệ trí và giáo huấn của Đức Phật, và họ không biết đây là loại tuệ trí gì. Tuy vậy, thật rất quan trọng cho người phương Tây tin tưởng rằng tuệ trí hiện hữu ở Tây Tạng. Điều này là bởi vì tuệ trí của những truyền thống tôn giáo của riêng họ đã hầu như mất rồi. Những sự truyền thừa của tuệ trí và giáo nghĩa của phương Tây đã bị đứt đoạn và hầu như không còn ai nhớ tới nữa.
Mặc dù người ta có một số sự tôn trọng nào đấy đối với Tây Tạng trong cách này, đây là một tình trạng nguy hiểm bởi vì bên dưới nó là căn bản vô minh về những nội dung của những giáo huấn được bảo tồn ở Tây Tạng. Người ta có nhiều ý tưởng lạ lùng và hầu hết mọi người nghĩ rằng Tây Tạng là một vùng đất của huyền thuật nơi mà những thứ rất kỳ lạ xãy ra và nơi mà hầu hết mọi người có những quyền phép đặc biệt để bay trên không và truyền đạt thông tin qua thần giao cách cảm hay tha tâm thông.
4 – RỐI RẮM VÌ SỰ GIỐNG NHAU CỦA NHỮNG HỆ THỐNG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Thoảng hoặc có những người ngoại quốc có thể có một số năng lực hay một số thần linh nào đấy có thể nói chuyện qua họ. Trên cơ sở này, họ sẽ bắt đầu giảng dạy một hệ thống tâm linh mới. Cho dù những hệ thống này có giá trị hay không là một câu hỏi khác. Ở Tây Tạng, cũng có một truyền thống của những năng lực tinh khiết. Tuy nhiên, đôi khi, nhằm để làm cho những người khác tin tưởng rằng đây là những hệ thống mới mà họ giảng dạy có một gốc rể giá trị, những người này có thể nói rằng những giáo thuyết của họ đến từ Tây Tạng, hay rằng một số đạo sư Tây Tạng đã truyền đến cho họ bằng thần giao cách cảm. Rồi thì, vì không có người Tây Tạng ở những quốc gia ấy những người có thể phủ nhận điều ấy, và không ai trong những người ngoại quốc biết những giáo huấn của Tây Tạng là gì, thế là người ta đi đến tin tưởng rằng những người Tây Tạng đang thọ trì những tin tưởng khác biệt này. Đôi khi những hệ thống tâm linh mới này được phối hợp với Bà la môn, Hồi giáo Sufi, Phật giáo, và những tín ngưỡng Tây phương. Thỉnh thoảng chúng chỉ là những ý tưởng rất kỳ lạ. Vì thế, trái lại, có hệ thống được biết như thuyết thần trí (theosophy), họ có những trung tâm hoạt động rất tốt khắp thế giới, mà đại bản doanh của họ đặt ở Madras, và từ đấy nó đi đến một tác giả viết bằng tiếng Anh dươi cái tên là Lobsang Rampa nói rằng người Tây Tạng khoan một cái lỗ ở giữa trán để mở con mắt thứ ba.
Một số người mới đã đến những trung tâm Phật Pháp Tây Tạng ngay cả những ngày hiện tại bởi vì họ thích thú với Tây Tạng qua sách vở qua những hệ thống này được cho là có nguồn gốc từ Tây Tạng. Những người này đã tôn trọng Tây Tạng và ngay cả trở thành những người bảo trợ. Một số trung tâm của cộng đồng Thần trí [1] đã cung thỉnh Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm viếng và nói chuyện với họ, và đã từng xuất bản một số sách của Ngài bằng tiếng Anh. Thế rồi điều quan trọng, để biết một ít về những hệ thống khác này vì thế có thể phân biệt với những người này, về những gì chính xác là giáo huấn của Phật giáo Tây Tạng và những gì chỉ là tương tự Phật Pháp, và để làm điều này trong một phương pháp thật thiện nghệ. Nói cách khác, người ta đã tiếp nhận những hiểu biết sai lầm về giáo thuyết Phật Pháp. Thí dụ, một số hệ thống Tân Thời Đại [2] nói rằng con người chỉ có thể tái sinh ra con người, và thú vật chỉ tái sinh thành thú vật, và rằng tái sinh chỉ đến một tình trạng tốt đẹp hơn chứ chẳng bao giờ tệ hại hơn. Nhiều người chấp nhận những hệ thống này tin rằng đây là những giáo nghĩa của Đạo Phật.
5 – BỐI RỐI VÌ NGHIÊN CỨU KHÔNG ĐẦY ĐỦ
Có những nguồn gốc xa hơn cho sự mù mờ về Phật giáo. Một số sách vở ban đầu được chuyển dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ được hoàn thành bởi những nhà thám hiểm là những người không có cơ hội để nghiên cứu hoàn hảo về Phật giáo. Điều này không phải là lỗi của những người ấy. Nhiều quyển sách này nhấn mạnh về phép thuật, và họ trình bày những khía cạnh bất bình thường hơn, như những dụng cụ xương người tantric, mà không có sự giải thích nào hay với một sự giải thích rất lạ lùng. Từ những quyển sách này, người ta cũng phát triển những ý tưởng rất kỳ lạ về Phật giáo Tây Tạng.
Cũng thế, nhiều quyển sách đã từng được diễn dịch bởi những học giả Tây phương và Ấn Độ trong những trường đại học, họ chưa từng làm việc với bất cứ một vị Lạt Ma Tây Tạng nào. Họ có những từ điển của họ và những luận giải Phạn ngữ và, với sự kiêu hảnh, họ cảm thấy rằng họ hiểu biết hơn chính những người Phật tử về những ý nghĩa trong kinh luận. Tuy thế, hầu hết họ chỉ phỏng đoán những ý nghĩa trong kinh luận là gì. Họ không có sự hứng thú trong thực hành và trong những truyền thống truyền khẩu. Sự chuyển dịch của họ thường có nhiều lầm lỗi. Vẫn có những học giả đại học Tây phương tiếp tục chuyển dịch sách vở kiểu này, mặc dù nhiều học giả trẻ hơn ở phương Tây, những người có cơ hội nghiên cứu với những người Tây Tạng bây giờ không có thành kiến và sẳn sàng tiếp thu cái mới.
6 – BẤT BÌNH VÌ NHỮNG BIỂU TƯỢNG TÌNH DỤC
Một nguồn gốc khác sai lầm thông tin về Phật giáo Tây Tạng là qua sự hiểu lầm về những biểu tượng tình dục trong mật tông tantra. Những học giả Tây phương đầu tiên trở nên cảnh giác với Phật giáo Tây Tạng trong thế kỷ mười chín qua việc thấy những bức họ của những bổn tôn mật tông tantra trong kết hợp và việc những mật điển tantra có những ngôn ngữ có ý nghĩa liên đới với tình dục. Thời điểm này trong tư tưởng Tây phương, đặc biệt ở Anh quốc, được biết là thời điểm Victoria, thời của Nữ hoàng Anh quốc Victoria. Người ta đã nghĩ bất cứ quan điểm nào về tình dục là xấu xa và vì thể người ta hiểu sai lạc về mật tông và những bức họa tantra. Người ta đã nghĩ rằng Phật giáo Tantra Tây Tạng là một hình thức thoái hóa của Phật giáo, gọi là Lạt Ma giáo. Thật sự, Lạt Ma giáo là danh xưng được đặt ra bởi Hoàng triều Mãn Châu cai trị Trung Hoa để phân biệt hình thức Phật giáo Tây Tạng với những tông phái Trung nguyên. Những học giả Tây phương buổi đầu nghĩ rằng tu sĩ và Lạt ma Tây Tạng tiến hành tình dục trần tục như một sự thực hành tôn giáo, và từ sự đọc qua những luận điển hộ vệ, họ nghĩ rằng những Lạt ma thật sự đi rão mọi nơi để giết những kẻ thù của họ với năng lực thần thông và uống máu của những người ấy bằng sọ người.
Nhiều sách được viết bởi những học này về Phật giáo Tây Tạng với những ý kiến lạ kỳ và phê bình mạnh mẽ. Có hai kết quả về điều này. Một là nhiều người bị ảnh hưởng tin rằng Phật giáo Tây Tạng bị thoái hóa và liên hệ với những nhóm thực hành tình dục. Sau đó họ bác bỏ Phật giáo Tây Tạng, với một thành kiến nặng nề. Thậm chí nếu họ vẫn thích thú với Phật giáo, họ đã trở lại với những gì họ tin là những hình thức thanh tịnh hơn, chẳng hạn như Phật giáo nguyên thủy Thượng tọa bộ.
Một kết quả khác nguy hiểm hơn. Từ sự đọc xem những quyển sách này, một số người vốn đã có một lòng khát dục trầm kha tin rằng Phật giáo Tây Tạng giảng dạy con đường tiến hành tình dục trần tục thông thường thành một sự thực hành tôn giáo. Họ đến với Phật giáo Tây Tạng muốn học hỏi thêm về tình dục và làm sao có những hành vi dục tình thú vị hơn. Sau đó, họ có những hành vi tình dục với những đối tác của họ trong khi có thể ngồi trong tư thế của những bổn tôn, và nghĩ rằng họ là những hành giả tôn giáo cấp tiến. Thậm chí có một số giáo thọ, cả ngoại quốc và Tây Tạng, muốn lợi dụng tình thế để có hành vi tình dục với nhiều đối tác. Họ hoặc là dạy con đường tình dục thông thường như thế, hay họ thúc đẩy nhiều học trò của họ vào trong những hành vi tình dục trần tục ấy với họ, gây ấn tượng rằng họ là những hành giả tantra tiến bộ. Điều này thật sự gây nên những tổn hại lớn lao.
7 – NHỮNG KHÓ KHĂN VÌ NHỮNG VỊ ĐẠO SƯ KHÔNG ĐỦ TRÌNH ĐỘ
Một nguồn gốc về sự mù mờ và thành kiến là có nhiều trung tâm ở khắp thế giới từ giáo thọ, hoặc là không phải Phật giáo hay ngay cả một số tự nhận là Phật giáo, những người đang cố gắng đề có những quyền lực tối đa đối với học trò của họ và nhận tiền tối đa từ những học trò ấy bằng mọi khả năng của họ. Họ nói với những học trò phải từ bỏ tài sản của họ, và đưa hết cho vị đạo sư. Nhân danh “sự sùng mộ đạo sư,” họ nói rằng phải làm bất cứ điều gì đạo sư bảo họ, và không bao giờ hỏi bất cứ câu hỏi nào. Có một thí dụ nổi bật về một vị đạo sư ở Nam Mỹ đã nói với mọi người trong nhóm của ông ta uống thuốc độc, và hàng trăm người đã tự giết hại họ.
Vì thế, người ta rất nghi ngờ những vị đạo sư nhấn mạnh quá nhiều trên vị Guru và trên sự tín ngưỡng mù quáng. Và ngay cả nếu những học trò không nghi ngờ, cha mẹ của chúng rất lo lắng. Đôi khi có thể có những vấn nạn rắc rối bởi vì điều này, cả với cảnh sát và sự quan tâm một cách chính trị đến thị thực nhập cảnh. Và nếu điều này có xãy ra với một vị đạo sư Tây Tạng, nó có thể rất tổn hại cho vấn đề Tây Tạng và phản chiếu bất lợi đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, vì người ngoại quốc thích viết về những vấn đề này rất nhiều trên báo chí của họ. Do thế, khi giãng dạy ở ngoại quốc điều quan trọng là không nói quá nhiều về sự sùng một Guru khi mới đến đấy và, sau này, không nói điều này đến những học trò mới.
8 – BỐI RỐI VÌ NHỮNG Ý NGHĨA KHÔNG THÍCH HỢP TRONG NHỮNG THUẬT NGỮ DIỄN DỊCH
Ngày nay có hàng trăm trung tâm Phật Pháp Tây Tạng khắp thế giới, và nhiều người trong họ là tiến sĩ Geshe hay Lạt ma giảng dạy ở đấy. Tuy thế, ngay cả đối với những vị đạo sư phẩm hạnh, cũng có những thông hiểu sai lầm rất lớn. Chúng tôi đã từng thấy bằng kinh nghiệm của chính mình rằng ngay cả nếu sự hiểu biết sai lầm của người ta không đến từ sự đọc những quyển sách lạ lùng, họ cũng bị bối rối chính bởi ngôn ngữ được dùng bởi những dịch giả của ngay những vị thầy giỏi. Hay, họ bị làm cho lạc lối bởi ngôn ngữ được dùng bởi những tiến sĩ Geshe, và Lạt ma, những người giảng dạy một cách trực tiếp bằng Anh ngữ hay những ngoại ngữ khác.
Như chúng tôi đã đề cập phía trước, hầu hết những quyển từ điển được hình thành bởi hoặc là những nhà truyền giáo Ki Tô hay những học giả Victoria từ thế kỷ mười chín. Những ngôn từ mà họ lựa chọn có những ý nghĩa nặng về Ki Tô giáo và người ta đã hiểu sai. Đọc từ điển, một người phương Tây thấy những chữ “dge-ba,” “midge-ba,” “bsod-nams” và “sdig-pa” và thấy những sự chuyển dịch Anh ngữ là “đạo đức,” (virtue) “phi đạo đức,” (nonvirtue) “công đức hay phước đức” (merit) và “tội lỗi.” (sin) Một cách tự nhiên, người ta nghĩ những thuật ngữ Tây Tạng có thật sự ý nghĩa như những ý nghĩa của những chữ trong tiếng Anh này. Tuy thế, những từ ngữ tiếng Anh này đơn giản chỉ bao hàm ý nghĩa có một Thượng đế tạo hóa, đấng đã nói rằng những hành động nào đấy là tốt và những thứ khác là xấu. Nếu chúng ta làm tốt, chúng ta làm vui lòng Thượng đế này và ngài sẽ tưởng thưởng chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm xấu, ngài sẽ phật ý và sẽ trừng phạt chúng ta. Vì thế, ý nghĩa ở đây về đạo đức, mà người ta hiểu từ những từ ngữ “đạo đức,” “tội lỗi” (sin), v.v… là rất khác biệt với những ý tưởng của Phật giáo. Giống như thế, khi một người Tây Tạng đọc từ điển và thấy những từ ngữ này, người ấy có thể nghĩ rằng những ngôn từ Anh ngữ “đạo đức” (virtue) v.v…thật sự có nghĩa như ở Tạng ngữ, mà chúng thì không. Do thế, mặc dù không người Tây Tạng nào cũng không người Tây phương nào sai quấy, nhưng có một sự mù mờ và không thông hiểu vô cùng kết quả từ những ngôn ngữ này.
Có hàng trăm thí dụ về những thuật ngữ chuyển dịch mù mờ như thế. Vấn đề trở nên tệ hại hơn bao giờ hết khi chuyển dịch từ Anh ngữ sang những ngôn ngữ khác nữa. Thuật ngữ tiếng Anh, đã vốn không là một sự chuyển dịch chính xác để bắt đầu, lại được chuyển dịch sang tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Đức thậm chí cũng không có ý nghĩa như tiếng Anh.
9 – KHUYẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG THUẬT NGỮ CHUYỂN DỊCH
Vì thế, khi giảng dạy ở ngoại quốc, điều quan trọng nên dạy về những định nghĩa đến hầu hết những thuật ngữ thiết yếu của Phật giáo do vậy người ta mới hiểu biết những gì Phật giáo đang nói đến. Điều cần thiết là sự tranh luận của người ngoại quốc, nhưng họ cần nên biết định nghĩa của những thuật ngữ như từ ái [3], viễn ly [4] và v.v… Những Geshe, Lạt Ma, và những dịch giả cần hỏi ý nghĩa cũng như nghĩa rộng của những từ ngữ dùng trong tiếng Anh hay những ngôn ngữ khác cho những chữ Tây Tạng. Trong cách này, họ sẽ thấu hiểu những gì đã hiểu sai lạc. Nếu những định nghĩa của những chữ Tạng ngữ và ngoại ngữ không khớp với nhau, họ cần cố gắng để tìm những chữ trong tiếng Anh hay những ngoại ngữ khác có những ý nghĩa gần gũi nhất với những định nghĩa của những thuật ngữ Tây Tạng đang nói đến. Điều này cực kỳ quan trọng. Khi có sự mù mờ và khi từ những câu hỏi của những học sinh ngoại quốc rõ ràng họ có sự hiểu biết sai lạc, cách tốt nhất để minh bạch điều này là giải thích những định nghĩa. Rồi thì nói rằng chúng ta đang nói về sự định rõ ý nghĩa này, và không phải về chữ tiếng Anh mà dịch giả đang dùng. Dịch giả đang dùng nó chỉ vì nó ở trong từ điển mà những nhà truyền giáo đã viết từ thế kỷ mười chín, nhưng chữ tiếng Anh là không chính xác.
Mặc dù cuối cùng mọi việc sẽ tốt đẹp nếu ngữ vựng chuyển dịch được tiêu chuẩn cho mỗi ngoại ngữ, nhưng quá sớm để làm điều ấy bây giờ. Vì thế những dịch giả mới cần thiết là không chỉ đón nhận một cách mù quáng những thuật ngữ đã được dùng bởi một số dịch giả ngoại quốc nổi tiếng hơn. Đôi khi những dịch giả ngoại quốc này dùng những chữ ngay cả nếu chúng chính xác, và những chữ không thường dùng hay những từ ngữ dao to búa lớn mà hầu hết mọi người không biết ý nghĩa. Thế rồi hầu hết mọi người bình thường không hiểu những chuyển dịch, đặc biệt nếu sự chuyển dịch sang Anh ngữ, thí dụ thế, và người ấy không là một người nói Anh ngữ như tiếng mẹ đẻ. Điều này rất thường xãy ra.
Cũng thế, nếu những chữ Tây Tạng được dịch ngược trở lại Phạn ngữ, rồi thì vì hầu hết mọi người không biết những chữ Phạn này, giống như hầu hết những bà mẹ của người ta không biết những chữ Phạn này, họ không thể hiểu giáo lý. Và ngay cả nếu họ biết những chữ Tây Tạng, thường thì họ có một sự hiểu biết sai lạc về chúng, giống như nghĩ rằng “nghiệp báo” (karma) có nghĩa là những gì xãy ra cho chúng ta bởi định mệnh hay do ý chí của Thượng Đế. Vì thế, giống như sự việc cần có nhiều thế kỷ để tiêu chuẩn hóa những thuật ngữ và chuyển dịch từ Phạn ngữ sang Tạng ngữ hay từ Phạn ngữ sang Hoa ngữ, nó cũng sẽ giống với những ngôn ngữ hiện đại. Bây giờ là thời gian, để thể nghiệm với nhiều thuật ngữ chuyển dịch khác nhau để thấy sự truyền đạt nào là tuyệt nhất, nhưng việc hành động để tìm những thuật ngữ chuyển dịch tuyệt hảo không cần thiết phải được hoàn tất trong sự vội vả.
Giảng dạy hay chuyển dịch ở những trung tâm Phật Pháp hải ngoại, thế thì, là một trách nhiệm to lớn. Có nhiều thành kiến và hiểu sai. Tuy nhiên, nó có thể không chỉ rất lợi ích người ngoại quốc, mà một cách gián tiếp nó là sự hổ trợ cho vấn đề Tây Tạng. Càng nhiều người khắp thế giới phát sinh một ấn tượng tốt về người Tây Tạng và những giáo huấn, họ có thể sẳn sàng cống hiến cho thế giới, càng cảm thấy đồng cảm với người Tây Tạng có quyền đối nền văn hóa riêng của họ và đấy là những hoàn cảnh thuận lợi đi theo và đi xa hơn về việc ấy. Tuy thế, cũng có những sự quan tâm khác.
10 – ĐỪNG HỜ HỮNG TRONG VIỆC DẠY DỖ LỚP TRẺ TÂY TẠNG
Tương lai của Phật giáo Tây Tạng không nằm trong tay những người ngoại quốc, mà ở trong tay thế hệ trẻ Tây Tạng. Chỉ mới có một phần rất nhỏ của truyền thống đã được chuyển dịch và rất ít người ngoại quốc có những thời gian rộng rãi để dành thời gian của họ một trăm phần trăm cho việc học hỏi ngôn ngữ Tây Tạng và để tiếp nhận những truyền thống rèn luyện Phật Pháp trong tiếng Tây Tạng. Do bởi điều này, sẽ không là những người ngoại quốc có thể có khả năng xúc tiến và truyền pháp quán đảnh và khai tâm tiếp nối (truyền đăng tục diệm), hay ban bố những giáo huấn và rèn luyện đầy đủ nhất trong tương lai có thể thấy được trước mắt. Đấy sẽ là lớp trẻ Tây Tạng. Vì thế, sự nhấn mạnh chính phải luôn luôn là duy trì tiếp tục sự rèn luyện những tu sĩ trẻ tại những tu viện.
Nếu mỗi trung tâm Phật Pháp ở ngoại quốc có một vị Geshe hay Lạt ma thường trú và một người thông dịch, hay hướng đến việc có họ, và nếu họ là những người có phẩm chất cao nhất, sẽ có một chảy máu chất xám trầm trọng xãy ra trong tương lai. Như hầu hết những người ngoại quốc rất bận rộn để có thể dành hơn hai thời khóa tu tập trong một tuần tại những trung tâm Phật Pháp, thời gian của những Geshe và Lạt Ma hầu hết bị lãng phí, và những tu sĩ tại nhiều tu viện Ấn Độ đã bị để bỏ quên với những phương tiện giảng dạy dễ dàng không thỏa đáng. Như một hậu quả, sẽ có một hiểm họa rằng phẩm chất cao độ của Phật giáo Tây Tạng sẽ bị đánh mất trong thế hệ tới.
Rồi thì, điều quan trọng là những vị thầy giỏi nhất cần thiết ở lại Nepal và Ấn Độ. Khi gởi những vị thầy ra ngoại quốc, chỉ cần những vị Geshe hay Lạt ma nào không liên hệ đến việc giảng dạy ở đấy. Trái lại, sẽ là một mất mát lớn lao cho những tu sĩ trẻ tuổi và những sinh viên ở đây nếu những vị thầy xuất sắc của họ đã không còn giảng dạy, đặc biệt những người có thể dạy cho họ những văn bản đặc biệt quan trọng. Những vị thầy đi hoằng pháp, thế thì không cần phải là những vị có phẩm chất hạng nhất. Tuy thế, họ cũng không nhất thiết phải là những vị phẩm chất nghèo nàn, những người chỉ muốn rời tu viện nhằm đề có một đời sống thoãi mái ở phương Tây hay để tránh những rắc rối ở đây. Nếu những vị giáo thọ đến ngoại quốc có kiến thức nghèo nàn về Phật giáo hay có nguyên tắc đạo đức tự giác [5] yếu kém, người ta sẽ có một ấn tượng rất xasaus. Điều này sẽ phản ánh một cách bất lợi đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma và tổn hại đến vấn đề Tây Tạng. Những vị giáo thọ, thế thì, cần có phẩm chất trung bình.
11 – NHỮNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆC GỞI NHỮNG VỊ GIÁO THỌ ĐẾN PHƯƠNG TÂY
Vậy thì rất tốt, nếu có sự kiểm soát hơn nữa đối với việc gởi những giáo thọ ra ngoại quốc và những chuyến du hành của những vị giáo thọ hay Lạt ma đến đấy một cách phổ thông. Có lẻ sẽ tốt hơn nếu cần thiết để những giáo thọ có sự chấp thuận của những vị viện trưởng của họ trước khi lên đường, và tất cả những điều này đặt dưới sự giám sát của Hội đồng Tôn giáo và Quan hệ Văn hóa.
Mặc dù nếu có những trung tâm của tất cả bốn tông phái Phật giáo Tây Tạng trong mỗi thành phố lớn là rất hấp dẫn và tốt đẹp, tuy thế đôi khi có vài trung tâm trong một thành phố của một tông phái. Đôi khi, ngay cả cũng có trường hợp có vài trung tâm trong một thành phố từ những vị giáo thọ khác nhau trong cùng một tu viện. Điều này làm bối rối rất nhiều cho những người ngoại quốc, những người không hiểu biết ý tưởng của Phật giáo đối với một sự hứa nguyện đến một vị thầy tâm linh, và những người muốn hoạt động và hợp tác với những người Phật tử khác. Khi có vài trung tâm Phật Pháp trong cùng một nơi, xu hướng thông thường ở đấy là sự tranh đua. Trái lại, những người ngoại quốc không hiểu lý do có những trung tâm khác nhau, mà bề mặt dường như theo cùng tông phái và truyền thừa. Sự rối rắm này có thể có lẻ cũng tránh được nếu Hội đồng Tôn giáo có nhiều sự kiểm soát đối với những trung tâm hải ngoại và những vị giáo thọ được gởi đến đấy.
Cũng thế, đề tận dụng thời gian của những vị Geshe và không phải mất đi nhiều vị thầy của một tu viện, sẽ tốt hơn nếu những trung tâm ngoại quốc trong mỗi khu vực địa lý nên hình thành từng cụm từ bốn đến sáu trung tâm phối hợp. Mỗi nhóm có thể sau đấy chia sẽ một vị Geshe hay Lạt ma và người thông dịch. Những vị thầy này có thể luân phiên thay đổi nơi cư ngụ trong những trung tâm, thí dụ một tháng một lần tại mỗi trung tâm, vì thế họ sẽ có thể thăm viếng bất cứ một trung tâm hai hay ba lần trong một năm. Điều này cũng hổ trợ với những trung tâm có thể có đủ khả năng chi phí, vì hầu hết những trung tâm Phật Pháp thì không giàu có lắm và ngoại trừ những tín đồ ở Đông Nam Á và Đông Á, những quốc gia hải ngoại khác thường không có tục lệ của những người làm bảo trợ. Cũng thế, khi những vị giáo thọ sẳn sàng một cách liên tục, họ thường cho là đương nhiên và sự thamdự có thể thấp hay thưa thớt, vì những học nhân sống rất bận rộn với những việc làm khác. Nếu những vị giáo thọ đến chỉ một tháng một lần, thế thì vì đây sẽ là một thời điểm đặc biệt, học nhân có lẻ sẽ có thể tăng thêm thời giant ham dự, một cách thông thường hơn và sâu sắc hơn. Trong thời gian giữa những kỳ thăm viếng, học nhân sẽ có thời gian để quán chiếu về những lời giảng dạy và thiết lập sự thực hành dưới sự hướng dẫn của những học nhân già dặn hơn.
Cũng thế, những vị giáo thọ hay Geshe không cần thiết được gởi đi ngoại trừ những trung tâm đã được thiết lập một cách sẳn sàng ổn định, trái lại một lần nữa thời gian của các ngài sẽ bị lãng phí. Nếu có sự hấp dẫn ở đấy, có thể có một trung tâm cho một vùng địa lý rộng rãi, nơi những chương trình được hướng dẫn một cách vững vàng và ấn tượng, nhưng không giới hạn số lượng.
Một khả năng có thể hổ trợ cho sự thành lập cho sự kiểm soát nào đấy đối với tình trạng hoằng pháp này sẽ là do Hội đồng Tôn giáo và Quan hệ Văn hóa cho sự chứng nhận nói rằng đây là một trung tâm Phật Pháp chính thức và đây là một vị giáo thọ chính thức của Phật giáo Tây Tạng. Phương pháp này, những người ngoại quốc có thể có sự tin tưởng vững chắc đối với trung tâm và những vị giáo thọ, và biết rằng vị giáo thọ của họ, hay vị thầy của họ ở đấy với sự chuẩn nhận của cộng đồng tôn giáo Tây Tạng. Những bằng chứng nhận này cần được ban hành, tuy thế, ngoại trừ Hội đồng thừa nhận sự hợp pháp và trách nhiệm đạo đức. Nếu ai đấy có thái độ không chính đáng, mà đôi khi xãy ra, Hội đồng có thể thu hồi giấy chứng nhận. Không cần phải dự đoán rằng Hội đồng phải đối diện với những sự bào chửa cho bất cứ hành vi không chính đáng hay hạnh kiểm xấu nào.
Cũng thế, đôi khi cũng có một vấn đề mà một vị Lạt ma hay một Geshe điều khiển một tổ chức lớn của những trung tâm Phật Pháp mời một vị Geshe và một thông dịch viên đến những trung tâm của vị ấy, đặc biệt nếu vị Geshe không là đệ tử của vị Lạt ma. Duy chỉ tự nhiên rằng khi vị Geshe ở trong một trung tâm trong một thành phố, những người ngoại quốc sẽ trở thành những đệ tử của vị ấy và muốn mời vị ấy đến và thành lập một trung tâm khác gần đấy. Những vị đệ tử có thể cảm thấy liên hệ hơn đối với vị Geshe địa phương hơn là với vị Lạt ma đứng đầu của tổ chức. Vị Geshe rồi thì sẽ ở vào một vị trí khó xử nếu vị ấy cảm thấy phải trung thành với vị Lạt ma đã từng mời vị Geshe ấy, đặc biệt nếu vị Lạt ma ấy không là một trong những vị thầy của vị Geshe ấy. Nếu Hội đồng Tôn giáo và Quan hệ Văn hóa gởi vị Geshe ấy, vấn nạn này có thể không xãy ra. Sự trung thành của tất cả những vị giáo thọ là đơn giản đối với riêng Đức Đạt Lai Lạt Ma, và mọi người phụng sự Đức Đạt Lai Lạt Ma trong bất cứ cung cách nào thích hợp với hoàn cảnh.
12 – LỜI KHUYÊN LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG THÔNG DỊCH VIÊN
Một khi những vị Geshe, Lạt ma và những thông dịch viên đã được chọn lựa, được mời, và chấp thuận để đến những trung tâm ngoại quốc, có vài việc có thể hoàn tất trước để hổ trợ cho việc chuẩn bị. Một trong những điều quan trọng nhất là phải có mối quan hệ tốt giữa vị Geshe và thông dịch viên. Tốt nhất là nếu thông dịch viên là đệ tử riêng của vị Geshe. Thông thường vị Geshe và thông dịch viên sẽ là những người Tây Tạng duy nhất trong một thành phố, và họ là những người duy nhất nói chuyện với nhau bằng tiếng Tây Tạng. Nếu Geshe mong đợi thông dịch viên gồm luôn việc thị giả và nấu nướng, điều này sẽ rất khó khăn nếu thông dịch viên không phải là đệ tử của vị Geshe. Do thế, sự quan tâm rất cần thiết trong việc chọn lựa người thông dịch nào sẽ tháp tùng với vị Geshe nào.
Nếu vị Geshe hay Lạt ma không có một thông dịch viên, vị ấy cần có một kiến thức tương ứng về ngoại ngữ trước khi lên đường. Nếu vị ấy đi mà không có biết ngôn ngữ gì cả, và cảm thấy rằng vị ấy sẽ học ngôn ngữ duy chỉ khi đến nơi ấy, điều này có thể rất khó khăn. Vị Geshe sẽ không có ai để nói chuyện, và những người ở tại trung tâm sẽ vô cùng thất vọng vì họ đã dành rất nhiều tiền bạc cho phí tổn của vị Geshe và không thể tiếp nhận bất cứ giáo huấn nào ngay lập tức. Sự huấn luyện ngôn ngữ cần được bắt đầu trước khi đi hải ngoại. Cũng thế, nếu không có người Tây Tạng nào sẳn sàng cho việc thông dịch, việc ấy cần tùy thuộc vào chính những trung tâm và có ai đấy của họ học Tạng ngữ và trở thành thông dịch viên. Không có gì sai sót trong việc đặt trách nhiệm trở lại cho những người ngoại quốc trong trường hợp như thế này.
Đôi khi một vị Geshe hay Lạt ma người không có kiến thức khả quan như thế về Anh ngữ lại giảng dạy bằng tiếng Anh bất cứ giá nào. Mặc dù có nhiều lợi lạc về điều này, nhưng cũng có vài rắc rối. Nếu họ chỉ có thể nói Anh ngữ đơn sơ, họ chỉ có thể dạy ở trình độ sơ cơ và có thể không bao giờ giảng dạy những điểu phức tạp và khó khăn hơn. Đây là một điều chán nản cho cả vị giáo thọ và học nhân. Mặc dù người ngoại quốc thích nếu vị giáo thọ có thể giảng dạy một cách trực tiếp trong ngôn ngữ của họ, có lẽ nên khéo léo hành động như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm. Khi Ngài dạy cho người ngoại quốc, Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu bằng Anh ngữ và dùng tiếng Anh cho những chủ đề dễ dàng đề giải thích. Tuy thế, khi Ngài dùng một thông dịch viên để nêu lên những ý tưởng phức tạp cũng thế, khi nói tiếng Anh, cũng có người thông dịch để cung ứng cho Ngài những chữ có thể Ngài không biết.
Một vấn đề với một vị Geshe hay Lạt ma giảng dạy trong tiếng Anh không quá giỏi thì mặc dù những học nhân già hơn có thể hiểu tiếng Anh của giảng sư, những người mới sẽ gặp phải khó khăn rất lớn. Nếu họ không thể hiểu những gì được giảng dạy, họ sẽ không trở lại. Vì thế, nếu không có thông dịch viên sẳn sàng từ Tạng ngữ sang Anh ngữ, sẽ ích lợi để có một học nhân thâm niên ngoại quốc tóm lược hay chuyển dịch những lời dạy của vị Geshe kém Anh ngữ sang tiếng Anh chính xác hơn. Hơn thế nữa, điều quan trọng cho những vị Geshe, Lạt ma hay thông dịch viên học hỏi Anh ngữ thích ứng. Nếu họ nói kiểu Anh ngữ “hippy”, hầu hết mọi người sẽ hình thành một ấn tượng xấu về họ, và những người đúng đắn nào đấy sẽ cảm thấy Phật giáo chỉ dành cho “hippy” và họ sẽ không tham dự.
Tuy nhiên, hầu hết các nước ở Âu châu, Nam Mỹ và Đông Á, không nói tiếng Anh. Trong quá khứ, thường xãy ra việc thông dịch hai lần. Thông dịch viên chuyển ngữ sang tiếng Anh, và sau đó một người địa phương nào đấy dịch từ Anh ngữ sang tiếng địa phương. Điều này làm mất nhiều thời gian khi giảng dạy, và không ai thích như thế. Do vậy, điều quan trọng cho những Geshe, Lạt ma, và thông dịch viên là không chỉ học tiếng Anh, mà cả ngôn ngữ địa phương của quốc gia mà họ đến.
Hơn thế nữa, ngay cả nếu vị Geshe có một thông dịch viên khi giảng dạy, điều quan trọng là vị ấy nên học một ít tiếng địa phương. Trong cách này, vị ấy có thể nói chuyện một ít với mọi người khi dùng trà với họ, và có thể trả lời một số câu hỏi thông thường. Giống như thế, sẽ tốt hơn và có sự nối kết trực tiếp với mọi người, và những người ngoại quốc thích điều này nhiều hơn. Cũng thế, sau đó vị Geshe sẽ biết nhiều hơn về đời sống của người dân ở quốc gia mà vị ấy đang lưu ngụ. Trong trường hợp ấy vị ấy có thể dùng những thí dụ từ người dân ở đấy để giải thích khi giảng dạy. Những thí dụ và câu chuyện từ Tây Tạng hay Ấn Độ cổ đại thường khó khăn để người ngoại quốc thấu hiểu.
13 – HỌC HỎI VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG
Những quốc gia khác nhau khắp thế giới là rất khác biệt với nhau. Hai sự phân chia quan trọng trong Ki Tô giáo là Thiên chúa giáo và Cơ đốc giáo, hay Công giáo và Tin lành, và những quốc gia Thiên chúa giáo ưu thế thì khác với những quốc gia Tin lành ưu thế. Tổng quát, những quốc gia Thiên chúa giáo như Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha, và Pháp, người ta thiên về niềm tin và tôn kính tôn giáo. Họ có truyền thống mạnh mẽ của những tu sĩ và nữ tu Thiên chúa giáo, và họ thích thú trong nghi lễ. Trong những nước Tin lành, tổng quát, như Anh quốc và phần phía Bắc của Tây Đức, người ta hay bình phẩm hơn và thích nghiên cứu thông tuệ hơn. Tuy thế, có nhiều ngoại lệ trong những khái quát này. Ngay cả những quốc gia toàn nói tiếng Anh như Anh quốc, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan và Nam Phi – cũng rất khác biệt với nhau. Mỗi quốc gia có lịch sử và văn hóa riêng, và vì thế sự giảng dạy phải tùy thuộc với mỗi trường hợp.
Những quốc gia cộng sản rất khác biệt với những nước tư bản. Trong những xứ cộng sản, không kể ai đấy làm việc cần cù hay không. Người ấy vẫn sẽ nhận cùng đồng lương nhỏ bé. Do bởi thế, người ta không tin tưởng trong nhân quả. Hay, họ có một hy vọng không thực tế, thí dụ, nếu họ hành động một ít cần mẫn với ‘thực hành mở đầu’[6] thí dụ như lễ phủ phục,cúng dường mạn đà la, trì tụng mật ngôn một trăm âm, v.v…sau đó phép mầu sẽ xuất hiện và tất cả những rắc rối của họ sẽ biến mất. Rồi thì khi chúng không biến mất, họ mất niềm tin đối với giáo huấn. Một người ở Ba Lan đã lễ một trăm nghìn lạy, cúng dường mạn đà la, trì tụng mật ngôn một trăm âm,v.v… Cuối cùng, khi ông ta thấy rằng rắc rối vẫn còn và ông ta không đạt được giải thoát hay giác ngộ, ông trở nên chán nãn vô cùng và muốn tự tử. Do thế, điều quan trọng để giảng dạy trong những xứ cộng sản là một sự thực hành tiếp cận đến nhân quả và sự nhiệt tình tích cực, và để người ta không mong đợi phép mầu, và kết quả tức thời [như thức ăn nhanh.]
Ở Đông Nam Á, như Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Nam Dương, Phi Luật Tân, Đài Loan, và Hương Cảng, người ta thích thú với Phật giáo Tây Tạng và hầu hết người Trung Hoa và văn hóa của họ rất khác biệt với Tây phương. Nhật Bản và Đại Hàn khác biệt một lần nữa. Đông Nam Á và Đông Á đang nhìn Phật giáo Tây Tạng như một sự tìm kiếm những giải thích của Phật giáo trong những điều đang thiếu vắng hay rất hiếm trong những tông phái Phật giáo truyền thống của họ. Họ có một niềm tin mãnh liệt đối với Phật giáo, như hơi ít thông hiểu, và họ lo lắng về con cháu của họ tiếp tục là những Phật tử. Họ muốn con cháu họ tìm sự liên hệ với Phật giáo trong thế giới khoa học hiện đại. Họ cũng thích thú trong việc tiến hành những nghi lễ Phật giáo để cho thương nghiệp làm ăn của họ sẽ thành công. Điều này không phải là trường hợp trong những xứ sở không có một truyền thống Phật giáo lâu đời.
Do thế, mặc dù có một số đặc trưng khái quát hầu hết những xứ sở quốc ngoại chia sẻ những điều thông thường, điều quan trọng cho những ai sẽ giảng dạy và chuyển dịch ở đấy có một sự hấp dẫn và học hỏi không chỉ về những đặc trưng thông thường, nhưng cũng là về văn hóa của quốc gia đặc thù mà họ sẽ đến. Điều này sẽ giúp cho các ngài thấu hiểu tốt hơn những con người tiếp nhận giáo huấn, và để họ có thể hổ trợ các ngài hơn.
Chính những trung tâm Phật Pháp phải cung cấp những cơ hội để học hỏi ngôn ngữ và văn hóa của họ. Thêm nữa, khi những Geshe và thông dịch viên đã từng ở ngoại quốc trở lại những tu viện ở Ấn Độ hay Nepal thăm viếng hay lưu trú, điều rất tốt là nên yêu cầu họ giảng thuyết về những quốc gia hải ngoại, phong tục và cung cách họ suy nghĩ. Họ cần được thỉnh cầu để nói về kinh nghiệm cùng những khó khăn mà họ có, và cách tốt nhất đề giảng dạy cho người ngoại quốc là gì. Trong cách này, những người mới đi đến quốc ngoại sẽ tiếp nhận những lời khuyên bảo tốt đẹp. Và đặc biệt nếu ai đấy đã từng ở xứ sở mà vị Geshe hay thông dịch viên mới đặc biệt sẽ đến, họ cần được hỏi để diễn tả về những điều kiện của quốc gia ấy.
14 – HUẤN LUYỆN TRƯỚC KHI LÊN ĐƯỜNG DU HÓA TÂY PHƯƠNG
Cũng thế, sẽ tốt hơn nếu những Geshe và thông dịch viên, trước khi họ du hóa ngoại quốc, có một thời gian huấn luyện để đối diện với những người ngoại quốc. Có lẻ tai những trung tâm mới mà Hội đồng Tôn giáo và Quan hệ Văn hóa đang xây dựng ở Dharamsala, sẽ là cơ hội cho điều này, có lẻ cũng ở trong sự hợp tác với bộ phận Thư viện Tây Tạng Lưu trử và Hoạt động. Những Geshe có thể tham dự một vài lớp học dành cho người ngoại quốc tại Thư viện, thí dụ thế, và nói chuyện với những Geshe và Lạt ma ở Dharamsala những người đã từng giảng dạy cho người ngoại quốc hầu học hỏi từ những kinh nghiệm của họ.
Đối với những thông dịch viên mới có thể sẽ có những lớp học đặc biệt cho cả sự phát triển năng khiếu thông dịch lẫn trau dồi trí nhớ của họ. Những thông dịch viên có thể thực tập thông dịch một số băng ghi âm sẳn sàng những giảng dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cùng những vị giáo thọ khác. Nếu những băng ghi âm này đã có sự chuyển dịch với chúng, điều này thậm chí thuận lợi hơn. Thông dịch viên mới có thể cố gắng tự thông dịch, và sau đó nghe lại người dịch cũ chuyển ngữ thế nào.
Để huấn luyện cho trí nhớ, những thông dịch viên có thể rèn luyện cho mỗi người trong phương pháp mà Tsenshab Serkong Rinpoche đã huấn luyện cho cá nhân chúng tôi. Bất cứ khi nào chúng tôi cùng với Tsenshab Rinpoche, bất cứ thời gian nào ban ngày hay ban đêm, Rinpoche sẽ quay lại chúng tôi và yêu cầu lập lại những gi ngài vừa nói, từng chữ một, hay lập lại những gì chính chúng tôi và nói. Kỷ năng như thế là rất thiết yếu vì thông dịch viên phải có thể tỉnh giác trong mọi thời và thông dịch bất cứ điều gì vừa được nói. Người ấy cũng phải có thể lập lại sự chuyển dịch nếu học nhân không có thể viết xuống tất cả trong lần đầu tiên.
Thông dịch viên cũng có thể thực tập nghe băng giảng ghi âm ba, năm, và thậm chí mười phút và sau đó cố gắng để chuyển dịch nó, vì để mở rộng khả năng ghi nhớ. Điều này là cần thiết bởi vì một số vị giáo thọ không dừng lại quá thường trong sự chuyển dịch. Những Geshe và Lạt ma, tuy thế, cần phát triển thói quen chỉ một câu hay ngay cả ít hơn trong một lần. Điều này không chỉ làm cho dễ dàng hơn cho người thông dịch mà cũng làm cho sự chuyển dịch chính xác hơn, nhưng nó cũng làm cho học nhân ngoại quốc dễ dàng trong việc ghi chép và duy trì sự chú tâm và hứng thú của họ. Xa hơn thế, điều lợi ích cho thông dịch viên là nghe toàn bộ bài giảng và sau vài giờ cố gắng tóm lược nó. Đây là bởi vì đôi khi một bài thuyết trình hay giảng dạy được tiến hành mà không có cơ hội để chuyển dịch ngay lúc ấy, và sau này thông dịch viên phải nói lại cho học nhân những gì đã được nói.
Thông thường, điều quan trọng đối với thông dịch viên là sự chính xác và không thêm vào cũng như bỏ đi bất cứ điều gì mà Geshe vừa nói. Thông dịch viên có thể được rèn luyện để có thể làm điều này bằng sự nghe băng ghi âm, chuyển dịch một câu sang Anh ngữ, thí dụ thế, và rồi chuyển dịch tiếng Anh của họ trở lại Tạng ngữ, và so sánh nó với nguyên bản được nói. Khi một vị Geshe nghi ngờ thông dịch viên có thật hiểu và thông dịch một cách chính xác những gì vừa nói không, Geshe cần luôn luôn yêu cầu thông dịch viên nói lại bằng Tạng ngữ những gì Geshe vừa nói.
Mặc dù khi thông dịch giảng huấn điều cần thiết là thông dịch viên không chỉnh sửa hay thay đổi những gì Geshe hay Lạt ma vừa nói, trường hợp này khác với khi chuyển dịch những câu hỏi của những của người ngoại quốc. Tổng quát, hầu hết mọi người ngoại quốc không biết đặt những câu hỏi một cách rõ ràng. Họ chưa từng học về tranh luận. Họ cứ nói và nói trong một tình trạng mơ hồ. Nếu những gì họ hỏi được chuyển dịch từng chữ một sang Tạng ngữ, nó sẽ hầu như không thể hiểu được. Tsenshab Serkong Rinpoche luôn luôn nói với chúng tôi chỉ chuyển dịch cho ngài căn bản của những câu hỏi, không phải từng chữ. Rồi trong sự chuyển dịch câu trả lời của ngài, ngài sẽ nói với chúng tôi để trả lời và giải thích bằng tiếng Anh những gì vừa nói trong một cách mà người ta có thể hiểu, tùy theo cách mà họ đã hỏi. Điều này là một lý do nữa tại sao rất quan trọng để học cung cách mà người ngoại suy nghĩ và đặt câu hỏi. Những kỷ năng này có thể được học qua việc tham dự những lớp Phật Pháp cho người ngoại quốc ở Dharamsala và yêu cầu những người thông dịch ở đấy diễn tả những kinh nghiệm của họ.
Hơn thế nữa, trong việc học tiếng Anh hay bất cứ một ngoại ngữ nào, điều quan trọng là không được thõa mãn chỉ những gì được học từ trong sách vở hay từ điển. Như chúng tôi đã giải thích, những thuật ngữ chuyển dịch trong từ điển không luôn luôn chính xác. Cũng thế, trong trường hợp Anh ngữ, nhiều thành ngữ tiếng Anh dùng ở Ấn Độ không được dùng ở những nước khác. Cũng thế, mỗi nước trong các xứ nói tiếng Anh có những thành ngữ khác nhau, và một số chữ sẽ có những ý nghĩa khác nhau trong một nước hay nước khác. Do thế, khi đến một xứ hải ngoại, sẽ rất lợi ích để hỏi những người ở đấy xem họ hiểu gì qua những thuật ngữ Phật Pháp quan trọng trong ngôn ngữ của họ. Thông dịch viên phải luôn luôn quyết chí duyệt lại và cải thiện vốn liếng từ ngữ của mình.
Tuy thế, điều quan trọng nhất cho thông dịch viên không phải là chỉ hai ngôn ngữ và có một trí nhớ tốt. Điều quan trọng nhất mà vị ấy là phải hiểu biết Phật Pháp thật tốt. Thậm chí với một vị giáo thọ xuất sắc, nếu thông dịch viên không biết Phật Pháp tốt, hay không thể tự bày tỏ một cách rõ ràng bằng ngoại ngữ, hay không thể nhớ những gì giáo thọ vừa nói, sự giải thích của vị giáo thọ sẽ không được truyền đạt hay thông hiểu. Những người ngoại quốc thường viết xuống mỗi từ ngữ của giáo huấn mà họ nghe để sau này họ có thể học. Những gì họ viết xuống là những từ ngữ của thông dịch viên. Nếu những điều này không khớp với những gì vị giáo thọ vừa nói, có thể có một sự thấu hiểu sai lầm vô cùng. Điều này thường thấy từ những câu hỏi mà người ngoại quốc nêu lên. Và vị giáo thọ cùng thông dịch viên bị đặt trong một hoàn cảnh lúng túng nếu vị giáo thọ phải nói, “Tôi chưa từng nói như vậy.”
Cũng thế, vì thông dịch viên nói ngôn ngữ bản địa, hầu hết mọi người không muốn làm phiền vị Geshe quá nhiều, nhưng sẽ hỏi một cách trực tiếp với thông dịch viên về những giáo huấn và để giải thích những vấn đề rõ ràng hơn. Nếu thông dịch viên không thể làm điều này, hay nếu vị ấy hứng thú hơn trong việc buông áo và hướng đến đời sống thế tục, điều này sẽ không gây một ấn tượng tốt đối với Phật giáo và người Tây Tạng. Những người quyết định trở thành cư sĩ nên làm việc ấy trước khi đến những xứ sở ngoại quốc chứ không nên hành động sau khi đến xứ ấy.
15 – LỜI KHUYÊN ĐỐI VỚI VIỆC GIẢNG DẠY CHO NGƯỜI PHƯƠNG TÂY
Giảng dạy cho người ngoại quốc hoàn toàn khác biệt với việc giảng dạy cho người Tây Tạng. Mặc dù, như chúng tôi đã nói, mỗi quốc gia thì khác nhau, nhưng cũng có một số đặc trưng khái quát thông thường. Người ngoại quốc thích có giải thích đến mọi thứ và để biết mọi thứ. Họ không toại nguyện đơn thuần với việc bồi đắp thiên hướng tốt đẹp cho những đời sống tương qua việc lắng nghe những giáo huấn. Họ thích biết tại sao mỗi thứ được hoàn tất, và trong hầu hết mọi quốc gia, họ thích đặt nhiều câu hỏi. Hầu hết những người ấy đã không sinh ra trong một gia đình Phật giáo hay với nền văn hóa Đạo Phật, và vì thế mọi thứ là mới mẻ đối với họ. Thí dụ, người ta chưa từng nghe về sự hiện hữu của những đời sống quá khứ và tương lai. Họ bình phẩm lúc đầu và những lời ấy không đến từ nền tảng của niềm tin từ trong những lời giảng dạy. Điều cần thiết là phải kiên nhẫn đối với họ và khi đặt câu hỏi về điều gì ấy, đừng chỉ nghĩ rằng họ không tôn trọng hay có những quan điểm sai lạc.
Sẽ rất hữu ích để học hỏi điều ấy về những tôn giáo hải ngoại, như Ki Tô giáo và Do Thái giáo, và về tâm lý học. Triết học Tây phương không quá quan trọng đề học, vì hầu hết người ngoại quốc không học nó. Tuy thế, tâm lý học là điều gì đấy mà mọi người biết về nó, và là rất quan trọng để có thể giải thích giáo lý nhà Phật trên tâm thức đến với họ.
Cũng thế, những phương pháp suy nghĩ của Do Thái-Ki Tô giáo và tâm lý học định hình sâu đậm những loại câu hỏi mà người ngoại quốc thường hỏi. Nếu Geshe và thông dịch viên có thể thấu hiểu văn hóa và tôn giáo nền tảng của người ngoại quốc, các vị sẽ thông hiểu những câu hỏi của họ tốt hơn. Thí dụ, trong Ki Tô giáo và Do Thái giáo có một sự nhấn mạnh về vấn đề chỉ có một Thượng Đế duy nhất và một chân lý [7]. Do bởi điều này, người Tây phương không thể chấp nhận rằng một giáo thuyết của Đức Phật có thể có nhiều trình độ khác nhau về hiểu biết và ý nghĩa. Người ta luôn luôn nhấn mạnh và hỏi, “Nhưng nó thật sự có nghĩa là gì.” Họ muốn một sự thật, giống như tôn giáo của chính họ. Và nếu Geshe giải thích rằng trong một bộ phận kinh luận có một sự theo cách ấy, và trong một bộ phận khác của kinh luận ý nghĩa lại là những gì khác, điều này rất khó khăn cho những người Tây phương. Tuy nhiên, nếu Geshe có thể giải thích rằng sự nhấn mạnh trên một sự thật là ý tưởng của Tây phương, và rằng trong Đạo Phật cung cách suy nghĩ là khác biệt, thế thì sự nghi ngờ và những rối rắm của người Tây phương có thể được loại trừ một cách thiện nghệ hơn. Có rất nhiều thí dụ khác giống như thế.
Cũng rất quan trọng để có một số thông hiểu về khoa học, đặc biệt về não bộ, về vũ trụ, trái đất tròn, và v.v…Trái lại, nếu Geshe dạy rằng trái đất là bằng phẳng, hoặc là người ta phá lên cười hay không có niềm tin trong những giáo thuyết của Đức Phật, hay chỉ những người kỳ lạ mới thích những lời giảng dạy. Và điều này sẽ không là vấn đề vì người ta có niềm tin trong những vị giáo thọ, nhưng do bởi người ta bị hấp dẫn đến những gì dường như lạ lùng đối với quan điểm thông thường của người Tây phương bởi vì họ đã từng có một kinh nghiệm không vui nào đấy với những người quả quyết một quy luật. Như được đề cập tại hội nghị lần thứ tư những người không theo một tôn giáo nào của những vị Hóa thân Tulku và những vị viện trưởng của tất cả những tông phái Tây Tạng diễn ra ở Sarnath-Lộc Uyển vào tháng Mười Hai năm 1988, căn bản những lời dạy của Đức Phật là Bốn Chân Lý Cao Quý (tứ diệu đế) và hai trình độ của chân lý (nhị đế) tam bảo. Tuy nhiên, với những phương tiện thiện xảo những kinh điển dạy một sự diễn tả vật lý về vũ trụ mà nó nằm trong sự hòa hiệp với những tin tưởng lúc ấy của Ấn Độ cổ đại. Do thế, căn bản những giáo thuyết của Đức Phật cần được trình bày trong sự hòa hiệp với những lý thuyết hiện đại của khoa học và địa lý, trong khi thái độ trong tâm niệm phải là, những lý thuyết đương đại có thể thay đổi trong tương lai. Trong bất cứ trường hợp nào, những giáo thuyết về những địa ngục và trên sự diễn tả về núi Tu Di, v.v… không nên diễn giảng vào lúc ban đầu cho những người mới.
Khi giảng dạy về sự diễn tả vật lý vũ trụ, một phương pháp thiện xảo có thể là đề cập rằng Đức Phật đã dạy về hai sự diễn tả: A tỳ đạt ma và Thời luân Kalachakra. Bởi vì có hai, điều này có nghĩa là không chỉ có một sự diễn tả xác định mà thôi. Mỗi sự diễn tả được truyền đạt cho một lý do đặc thù. A tỳ đạt ma là cho sự phát triển tuệ trí. Kalachakra là cho có một sự thực hành thiền quán mà nó trong sự tương đồng với hoàn cảnh của thế giới bên ngoài. Không có sự mâu thuẩn, rồi thì, trong sự chấp nhận một sự diễn tả thứ ba, của những khoa học gia, cho thêm một lý do khác nữa. Sự diễn tả của khoa học là vì mục tiêu gởi một hỏa tiển tới mặt trăng hay điều khiển một chiếc thuyền trên đại dương, thí dụ như thế. Đức Phật không bao giờ tự cho là một hỏa tiển có thể được gởi lên mặt trăng trên căn bản của kiểu mẫu A tỳ đạt ma hay Kalachakra. Trong cách này, không có sự mâu thuẩn trong sự chấp nhận cả những mô thức Phật học lẫn Khoa học, và những giáo huấn của Đức Phật không bị tổn hại.
Cùng kỷ thuật như thế có thể được dùng cho sự bàn luận về Núi Tu Di. Hình dạng của Núi Tu Di được diễn ta một cách khác biệt trong hệ thống A tỳ đạt ma và Kalachakra. Do thế, nó không có một hình dạng rõ ràng. Khoa học hiện đại cũng chấp nhận rằng vũ trụ là một trung tâm. Mặc dù họ không gọi là trung tâm. Núi Tu Di, nó có thể biểu diễn hay đóng vai trò của một Núi Tu Di. Trong cách này, có thể có một sự chấp nhận thứ ba về hình dáng và vị trí của Núi Tu Di mà không có sự mâu thuẩn.
Thường thường sự bối rối giữa những giải thích của Phật học và khoa học là qua những thuật ngữ chuyển dịch. Thí dụ, một trong những câu hỏi người ngoại quốc nêu lên thường nhất là thực vật, như cây cối và bông hoa , có tâm thức và có tái sinh không. Sự rối rắm ở đây là qua sự chuyển dịch từ ngữ “sems-can”. Nếu được dịch là “sentient being” – chúng sinh có cảm giác, từ ngữ này không thường được dùng và không có ý nghĩa nhiều đối với hầu hết mọi người. Nếu, để làm cho nó được thấu hiểu dễ dàng hơn, nó có thể được dịch là “living being” – chúng sinh có sự sống, đây là cội nguồn của sự thấu hiểu sai lầm.
Trong khoa học, một đặc trưng của những hiện tượng là những hiện tượng với đời sống. Điều này bao gồm cả thực vật lẫn động vật vì cả hai cùng tiếp nhận dinh dưỡng, thở, cho ra chất thải và tái sản sinh. Từ ngữ “living being” – chúng sinh có sự sống, trong trường hợp này, là cả thực vật và động vật. Tuy thế, thực vật không có một tâm thức. Như một nhà khoa học đã giải thích đến Đức Đạt Lai Lạt Ma, sự khác biệt chính giữa thực vật và động vật là thực vật không có thần kinh. Điều này không phải là giống một cách chính xác như thần kinh một phần của khí, kinh mạch, và năng lượng hạt được diễn tả trong Phật học, nhưng tương tự. Bởi vì thực vật không có thần kinh, chúng không có cơ cở cho tâm thức, và trong đặc thù không có căn bản cho kinh nghiệm về cảm giác của hạnh phúc hay khổ đau. Nếu chúng không có cảm giác như thế, chúng không thể có ước nguyện cho hạnh phúc hay mong cầu không có khổ đau. Nếu chúng không có động mong ước, chúng không thể xây dựng nên nghiệp nhân từ những hành động của chúng. Chúng không thể giải thoát khỏi khổ đau nếu chúng không có kinh nghiệm khổ đau. Do thế, mặc dù thực vật là chúng sinh có sự sống (living beings), chúng không phải là chúng sinh có cảm giác (sentient beings) hay “chúng sinh với sự tỉnh thức giới hạn.” Và vì Phật học đang nói về sự giải thoát khỏi khổ đau cho những ai trãi qua đau khổ, Đạo Phật trình bày động vật và con người là những hiện tượng đặc trưng riêng biệt với thực vật. Tuy thế, nếu những đặc trưng được xác định một cách khác biệt, không có sự mâu thuẩn trong sự trình bày của những nhà khoa học về một đặc trưng của những hiện tượng bao gồm động vật và con người, cũng như thực vật. Một lần nữa, sự rối rắm có thể được loại trừ một cách đơn giản bằng sự đưa ra những định nghĩa rõ ràng của những thuật ngữ và đặc trưng, và những ranh giới mà những hiện tượng được bao gồm trong mỗi đặc trưng. Nếu một vị Geshe hay Lạt ma giải thích như thế này, người ngoại quốc có thể thấu hiểu và cũng thấy không có sự mâu thuẩn giữa Phật học và khoa học. Điều này sẽ tăng cường niềm tin của họ trong Phật Pháp.
16 – LỜI KHUYÊN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỈNH CẦU BẢO TRỢ
Một điểm khác nữa liên quan đến việc yêu cầu người ngoại quốc bảo trợ cho tu sĩ và cho sự cúng dường tịnh tài đến những tu viện. Người ngoại quốc không thích bị yêu cầu tiền bạc một cách trực tiếp, từ người này đến người kia, hay bị thúc ép. Đây không phải là phong tục. Họ sẽ trở nên rất khó chịu, đặc biệt nếu người yêu cầu tiền bạc là một vị Geshe hay Lạt ma, hay vị thầy của họ. Họ cảm thấy đang bị áp lực để cho tiền và sau cùng họ có thể có những suy nghĩ xấu về vị thầy và không trở lại lần nữa. Cũng thế, họ sẽ dần dần cúng tiền ít hơn nếu họ có cơ hội để tặng tiền theo phong tục của họ. Trung tâm Phật Pháp thường có một tấm bảng lưu ý trên tường gần cửa ra vào. Điều ấy sẽ điệu nghệ hơn và tác dụng hơn, sau đó, ghim vào một thông tri hay một lời kêu gọi trên tấm bảng này. Rồi thì, một người có thể tuyên bố đến một nhóm lớn vào cuối buổi học, thí dụ thế, rằng có một thỉnh cầu bảo trợ được thông báo trên bảng. Nếu người ta thích thú thì có thể đọc nó, như thế sẽ được cảm kích vô vàn.
Cũng thế, hầu hết mọi người ngoại quốc vui thích trong trao tặng tiền tài cho những trường học và để hổ trợ những tu sĩ ăn uống thực phẩm khá hơn và để mua thuốc men, hay để cải thiện hệ thống nước nôi hay tiện nghi nhà vệ sinh. Ngoại trừ Đông Nam Á và Đông Á, còn ngoài ra người ta không quá thích thú trong việc hiến tặng tiền của để xây dựng chùa chiền hay những tranh tượng tôn giáo. Họ không nghĩ trong dạng thức của việc bồi đắp công đức hay những khả năng tích cực từ sự hiến tặng của họ, mà người ta thích hổ trợ cho thiếu nhi. Do thế, tốt hơn nên đề nghị người ngoại quốc hiến tặng tiền tài để hổ trợ cho những điều kiện sinh hoạt của tu sĩ. Và nếu tiền của mà họ trao tặng cúng dường không được dùng cho những mục tiêu được hiến cúng, những người ngoại quốc sẽ trở nên rất bất mãn, và trong tương lai có thể không hiến tặng nữa.
17 – BÌNH ĐẲNG CƯ XỬ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
Vị trí của phụ nữ rất khác biệt trong những quốc gia hải ngoại ngoài Á châu. Trong quá khứ, họ bị đối xử như những người thấp kém, và họ đã từng đấu tranh chống lại điều đó rất mãnh liệt. Họ phản ứng lại rất tiêu cực đến bất cứ ý kiến nào trong giáo huấn nói rằng sự tái sinh làm nữ nhân là thấp kém, hay rằng người ta cần luôn luôn cầu nguyện để được tái sinh thành một trang nam tử. Điều ấy cần được giải thích một cách thiện nghệ rằng theo Tantra Bí Mật một người có thể đạt đến Phật quả một cách bình đẳng trên căn bản của một thân thể dù là nam hay nữ. Tuy thế, do bởi xã hội làm cho nhiều khó khăn đối với phụ nữ, mặc dù điều này không công bằng, nhưng kinh điển nói rằng như một người đàn ông, người ta có ít chướng ngại hơn cho việc thực hành Phật Pháp.
Điều này là quan trọng, rằng có những cơ hội trong những trung tâm cho cả nam và nữ, vì trong hầu hết mọi quốc gia nhiều nữ nhân đến những trung tâm hơn là nam. Cũng thế, khi diễn tả những điều kiện và cơ hội để học hỏi ở Ấn Độ, điều quan trọng đề cập rằng có những sư cô và những ni viện, không phải chỉ có sư thầy. Trái lại, nếu người ngoại quốc nghĩ rằng Tây Tạng không quan tâm về những những nữ hành giả như những người đàn ông của họ, thì người ngoại quốc không nghĩ một cách thiện chí về những sự thực hành thanh thoát của các sư thầy Tây Tạng.
18 – NHẠY CẢM VỀ NHỮNG NHÓM THIỂU SỐ
Cũng thế, một số người đến những trung tâm sẽ là những người da đen sống trong một xứ sở mà họ đã từng bị đối xử một cách tệ hại. Hay họ có thể là tàn tật, đui mù, hay điếc lác. Hay họ có thể là những người đồng tính luyến ái nam hay nữ, là những điều gì đấy quá bất thường trong một số quốc gia, những ai, như đàn bà và người da đen, thường rất phòng thủ về việc đã từng bị đối xử bất công trong xã hội. Những người này đòi hỏi những phương pháp giao thiệp rộng rãi và đặc biệt điệu nghệ nhằm đề được hổ trợ.
Hơn thế nữa, trong một số nước, đặc biệt ở Bắc Âu và Mỹ châu, một số người bơi lội khỏa thân ở bờ biển hay ở những suối nước nóng, cả nam và nữ với nhau, hay chỉ toàn đàn ông hay toàn đàn bà với nhau. Người ta tắm rửa chính họ mà không có quần áo và nhiều người không cảm thấy ngại ngùng khỏa thân với những người khỏa thân khác. Điều này không bị xem là man dã hay lạ kỳ. Mặc dù người Tây Tạng không cần phải tập theo những tập tục này, nhưng khéo léo là không bình phẩm về nó.
19 – DẠY DỖ THIẾU NIÊN
Trong những người Ki Tô và Do Thái, giáo dục tôn giáo cho trẻ con là phong tục của họ. Thường thì điều này là một giờ một tuần vào sáng Chú Nhật. Người ngoại quốc sẽ vui mừng nếu có thể có một chương trình tương tự trong giáo huấn căn bản của Phật giáo cho con cái của họ. Những chương trình này có thể nhấn mạnh về cuộc đời của Đức Phật, những câu chuyện về cuộc đời những bậc thầy lớn, những giải thích về những ngày lễ của Phật giáo, làm thế nào đề phát triển lòng ân cần tử tế và những sự thực hành đơn giản về quán tưởng cũng như trì tụng mật ngôn. Thiếu niên ngoại quốc không có tập tục học thuộc lòng và tụng kinh. Tuy thế, sự học hỏi Tạng ngữ đơn giản có thể có sự hấp dẫn.
Cũng thế, điều quan trọng để tổ chức những ngày lễ Phật giáo tại những trung tâm Phật Pháp với nghi lễ cúng kiến, tiệc tùng, những thức ăn phong phú và v.v…, và có sự tham dữ của trẻ con. Vì tất cả những tôn giáo ngoại quốc tổ chức những ngày lễ, thiếu niên của những Phật tử ngoại quốc sẽ vui mừng hơn về gia đình của chúng là Phật giáo nếu chúng có những lễ lược Phật giáo như những thiếu niên Ki Tô giáo có những lễ của chúng. Cũng thế, người ngoại quốc sẽ cảm thấy không thoãi mái nếu bị làm nãn với việc tổ chức những ngày lễ truyền thống trong tôn giáo của họ, như lễ Giáng sinh chẳng hạn. Với những sự giải thích điệu nghệ, tất cả những ngày lễ tôn giáo và quốc gia có thể được tổ chức mà không có sự mâu thuẩn.
20 – SỰ TIẾP CẬN CỦA NGƯỜI PHƯƠNG TÂY ĐẾN PHẬT PHÁP
Cũng vậy, người ngoại quốc, đặc biệt ở phương Tây, rất bận rộn và không có nhiều thời gian để đến những buổi giảng dạy hay hành động hướng đến thực hành. Họ muốn những gì nhanh chóng. Do thế, điều quan trọng khi họ đến tham dự một buổi thuyết giảng, là giải thích mọi thứ ngay lập tức, thí dụ đưa ra toàn bộ dàn bài, vì thế họ có thể hiểu được ý tưởng tổng quát về những gì Phật Pháp hay một tài liệu đặc thù nào đấy nói đến. Nếu họ cảm nhận với một ấn tượng mạnh từ bài giảng đầu tiên, họ có thể được thúc đẩy trở lại lần kế. Tuy thế, nếu ngay từ buổi đầu tiên mọi thứ tiến hành một cách chậm chạp, người ngoại quốc sẽ không có thời gian hay không kiên nhẫn và sẽ không trở lại.
Hơn thế nữa, người ngoại quốc thường có một sự quen thuộc nào đấy với những trung tâm Phật giáo thiền Zen hay Nguyên thủy, cũng như với một số Ấn giáo. Nhằm đề trả lời những câu hỏi của họ, sẽ rất hữu ích để biết một số về những kỷ thuật giảng dạy ấy. Điều này cần được đặt trên căn bản những kỷ thuật mà thường được giảng dạy bởi những truyền thống này. Những gì có thể thấy trong luận điển Tây Tạng liên quan đến lý thuyết của Tiểu thừa hay Ấn giáo có thể hoàn toàn không phải là những gì Thượng tọa bộ hay Ấn giáo hiện đại giảng dạy và thực hành. Và người ngoại quốc không thấy nó khéo léo được nói một cách thẳng thừng và một cách trực tiếp rằng những gì họ đang làm là đang theo một quan điểm bóp méo.
Người ngoại quốc, đặc biệt là người phương Tây, dùng hầu hết năng lượng và sự chú ý của họ tập trung hướng ngoại và rất hiếm khi để thời gian nhìn vào bên trong. Cũng thế, giảng dạy Phật Pháp tại những trung tâm Phật Pháp hầu hết về đêm và người ta thường đến một cách trực tiếp sau một ngày làm việc bận rộn ở sở làm. Do vậy, vào lúc mở đầu những buổi giảng dạy và hành trì, sẽ rất lợi ích cho người ngoại quốc tập trung vào hơi thở của họ trong một lúc trong khi hoặc là với đếm hơi thở hay chín vòng hơi thở vào ra hay một số một số thực tập tương tự khác. Điều này cho phép họ trầm lặng xuống một ít và chuyển sự chú ý của họ hướng nội vì thể sau đấy họ có thể lắng nghe những lời giảng dạy hay thiền quán xa hơn.
21 – LỰA CHỌN NHỮNG ĐIỀU ĐỂ GIẢNG DẠY
Thông thường có nhiều người lạ đến những trung tâm Phật Pháp ngoại quốc. Nhiều người đến đã từng bị ảnh hưởng bởi những quyển sách và những sự chuyển dịch lạ lùng. Chúng tôi đã đề cập phía trước, và có nhiều ý tưởng và định kiến sai lạc. Một số thích thú trong sự đạt đến những thần thông vì thể họ có thể chống lại những người khác. Những người khác bị hấp dẫn trong những sự thực hành tình dục kỳ cục. Những ngươi khác chỉ đang tìm kiếm bất cứ điều gì họ có thể xem như kỳ lạ. Điều quan trọng là để học để phân biệt và để khéo léo với họ.
Loại giảng dạy mà hữu ích nhất cho người ngoại quốc là những căn bản nền tảng của con đường tiệm tiển Lamrim và tịnh hóa những thái độ (rèn luyện tâm-lojong). Người ngoại quốc có thể bị hấp dẫn bởi những sự thực hành kỳ lạ, cao cấp hơn của mật tông tantric. Tuy thế, khi những điều giảng dạy có một nền tảng nghèo nàn cho họ, hay họ một động cơ không chính đáng chẳng hạn những thứ vừa được đề cập, nó có thể, nó có thể rất tổn hại cho mọi người liên hệ. Điều quan trọng là bất cứ điều gì được giảng dạy, chúng phải liên hệ đến đời sống hằng ngày của con người. Sự nhấn mạnh phải là trên sự trở thành một con người ân cần tử tế và có một tấm lòng ấm áp.
22 – NGƯỜI TÂY PHƯƠNG TRỞ THÀNH NGƯỜI XUẤT GIA
Một số người ngoại quốc sẽ thích thú trong việc trở thành những sư thấy hay sư cô. Tuy thế, kinh nghiệm cho thấy rằng nhiều người đắp y mặc áo quá nhanh chóng mà không có sự thẩm tra động cơ và khuynh hướng của họ kỷ càng. Do bởi thế, nhiều người đã cởi y. Họ không có một ý tưởng thực tiển về ý nghĩa thế nào để sống suốt đời như một sư thầy hay sư cô. Họ không có một khuôn mẫu rõ ràng để hành động như thế nào. Hành động như những tu sĩ hay bà xơ Ki Tô giáo thì không thích hợp, nhưng kiểu sống của những sư thầy hay sư cô Tây Tạng cũng không thích ứng với họ.
Do vậy, điều quan trọng là những vị Geshe hay Lạt ma đừng bao giờ thúc đẩy những người ngoại quốc lãnh thọ y pháp. Nguyện ước để lĩnh thọ y pháp cấn đến từ phía người ngoại quốc trước nhất. Sau đó, Geshe hay Lạt ma cần thẩm tra và thử nghiệm kỷ càng, qua vài năm nếu cần thiết, để chắc chắn khuynh hướng của họ là vững vàng và họ có một nền tảng tốt đẹp. Chỉ sau một thời gian thích hợp đã trãi qua, rồi thì, cần gởi những người ngoại quốc đến một đại Lạt ma để phát nguyện. Không ai vui nếu hầu hết người ngoại quốc cởi y, và điều này không là một thí dụ tốt cho sự phát triển cộng đồng Tăng già hải ngoại. Cũng thế, có thể là hữu ích nếu có sự thiết lập những tu viện ở Ấn Độ một phân viện đặc biệt cho người ngoại quốc, tương tự đến những gì đã tiến triển ở Mongolia.
23 – ĐÀN TRÀNG HỘ PHÁP
Trong một số trung tâm, những nghi lễ bổn tôn và hộ pháp mật tông tantric được tán tụng bằng Anh ngữ hay một số ngôn ngữ ngoai quốc khác, trong những nhóm đông đảo công khai công cộng. Những nghi thức này chứa đựng những thành ngữ như “người uống máu” và v.v…, điều này làm nên những ý tưởng lạ lùng vô cùng và những ấn tượng không tốt đối với những người mới và những cha mẹ thăm viếng. Do thế, mặc dù không có hại gì trong sự quy y, giác ngộ tâm (bodhicitta), bảy nguyện, và cầu nguyện hồi hướng được tụng niệm trong ngôn ngữ ngoại quốc, có thể tốt hơn để văn bản mật tông tantric được trì tụng bằng tiếng Tây Tạng. Thí dụ, “Lama chopa” có thể được tụng bằng tiếng Tây Tạng, và phần Lamrim được trì tụng bằng tiếng Anh. Điều này đề nghị đặc biệt cho những cuộc hội họp công cộng. Sau đó, những ai mong ước học và biết ý nghĩa của tiếng Tây Tạng sẽ được khuyến khích để học, và những người tình cờ sẽ không gặp phải những ý tưởng kỳ lạ. Sự chuyển dịch toàn bộ nghi thức mật tông tantra, sau đó, cần được giới hạn cho việc sử dụng riêng tư. Nói cách khác, giống như phong tục ở Mongolia và Cộng hòa tự trị Buryat, người ta cần tụng niệm những nghi thức tantric bằng tiếng Tây Tạng khi tiến hành ở những nhóm công cộng.
24 – KHÔNG TÔNG PHÁI
Vẫn còn có một vấn đề của sự phân biệt tông phái trong nhiều trung tâm ngoại quốc, điều này gây chia rẻ và cực kỳ nguy hiểm cho tương lai của Phật giáo và Tây Tạng. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã luôn luôn nhấn mạnh, thuốc giải mạnh mẽ nhất cho sự khép kín tông phái là giáo dục. Mặc dù điều quan trọng cho mỗi trung tâm để duy trì sự tinh khiết tông truyền và không trộn lẫn mọi truyền thống thành một món tả pín lù rối rắm, điều cần thiết cho những học nhân là được giáo dục về những truyền thống và truyền thừa Phật giáo khác, cả Tây Tạng và không phải Tây Tạng như Thiền Zen và Nguyên thủy Thượng tọa bộ. Trong cách này, họ sẽ có thể thấy với chính họ rằng không có gì mâu thuẩn trong những giáo huấn của Đức Phật.
25 – TÓM LƯỢC VÀ KẾT LUẬN
Tóm lại, rất là khác biệt trong việc giảng dạy những người ngoại quốc so với việc giảng dạy cho người Tây Tạng. Tuy thế, nếu những Geshe và thông dịch viên những người du hóa hải ngoại nổ lực học hỏi về những cung cách khác nhau của tư duy và phong tục ở đấy, những điều khó khăn và hiểu lầm quan trọng có thể tránh được. Trong cách này, nếu người Tây Tạng tỉnh giác về nhu cầu của người ngoại quốc, và những người ngoại quốc quan tâm về nhu cầu của người Tây Tạng, đặc biệt về nhu cầu cần thiết cho những vị thầy xuất sắc tiếp tục ở lại những tu viện, thế thì mối quan hệ hổ tương có thể rất là lợi ích.
Mặc dù chúng tôi đã từng tập trung trên một số vấn đề khó khăn liên hệ trong sự giảng dạy ở những quốc gia hải ngoại và rằng có nhiều con người kỳ lạ đến những trung tâm Phật Pháp, tuy thế, cũng có nhiều người là những hành giả rất chân thành và năng động. Trong quá khứ, Đạo Phật đã từ Ấn Độ đến Tây Tạng và mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhiều người Tây Tạng đã đạt đến giác ngộ. Trong tương lai, chúng tôi chắc chắn rằng điều giống như thế sẽ xãy ra trong tiến trình Phật giáo bây giờ đang từ Tây Tạng đến những nền văn hóa đa dạng khắp thế giới.
Chúng tôi muốn cảm ơn cho cơ hội này để nói chuyện với các ngài, và cho tất cả sự hổ trợ mà quý vị đã ban tặng cho những người ngoại quốc. Dưới sự hướng dẫn của Đức Đạt Lai Lạt Ma, chúng tôi nguyện cầu rằng điều này sẽ tiếp tục lợi lạc cho tất cả.
--***--
[1] Theosophical: Thuyết thần trí – một triết lý tôn giáo hay một tôn giáo nghiên cứu về tính tự nhiên của linh hồn căn cứ trên tuệ giác nội quán huyền bí trong tính tự nhiên của Thượng đế. Cộng đồng Thần trí học thành lập ở Nữu Ước năm 1875, phối hợp những khía cạnh của Phật giáo và Bà La môn, đặc biệt tin tưởng ở sự tái sinh và tiến hóa tâm linh.
[2] New Age: Tân thời đại cũng ám chỉ phong trào Tân thời đại, Tâm linh tân thời đại, và Vũ trụ nhân sinh là một phong trào tâm linh xã hội Tây phương tìm kiếm “Chân lý của vũ trụ” và sự đạt đến khả năng tối thượng của con người. Nó bao gồm thuyết huyền bí, y dược, âm nhạc, chủ nghĩa tập thể, sự hiện hữu, và tự nhiên. Tinh thần của Tân thời đại được đặc trưng bởi sự tiếp cận của con người đến những sự thực hành tâm linh và triết lý, và sự chối bỏ giáo điều và học thuyết tôn giáo.
[3] Love: byams-pa , từ ái, yêu thương – mong ước người khác được hạnh phúc và có những nguyên nhân của hạnh phúc. Từ năng dữ nhất thiết chúng sinh chi lạc. Trong Theravada khi phối hợp với tâm giác ngộ (bodhicitta), là ba la mật thứ chín – thái độ hành động để mang đến lợi ích và hạnh phúc cho người khác, ngay cả khi hành động đòi hỏi sự tự hy sinh thân mạng.
[4] Renunciation: nges-byung, viễn ly – quyết định rõ ràng tự do khỏi vòng sinh tử luân hồi và đề đạt đến giải thoát, và với điều mà một người đang quyết chí từ bỏ khổ đế và tập đế. Cũng được chuyển dịch là ‘quyết định tự do’. Viễn ly chúng khổ quy viên tịch. Trong Theravada, nhân tố tinh thần từ bỏ tất cả những sự dính mắc những sở hữu trần gian, vị thế xã hội, và ngay cả thân thể. Khi phối hợp với tâm giác ngộ (bodhicitta) nó trở thành một ba la mật, trong thập ba la mật của Phật giáo nguyên thủy.
[5] Ethical self-discipline: a- Trong Phật giáo nguyên thủy Thượng tọa bộ, sự tỉnh thức tiềm ẩn (nhân tố tinh thần) để tránh làm bất cứ hành động nào tổn hại đến người khác, bằng sự giữ gìn thệ nguyện, tự do với sân hận hay ý chí bệnh hoạn ngay cả nếu người khác làm tổn hại mình. b- Nhân tố tinh thần thúc đẩy để phòng hộ hành động của chúng ta về thân, khẩu, ý; điều đến từ sự chuyển tâm thức khỏi bất cứ ước vọng nào làm tổn hại đến những người khác và từ những nhân tố tinh thần phiền não và tàn phá mà chúng thúc đẩy chúng ta làm tổn hại người khác. Khi phối hợp với tâm giác ngộ (bodhicitta) nó trở thành một thái độ ba la mật.
[6] Preliminary practice: sự thực hành sơ bộ là những sự thực hành như lễ 100.000 lạy như một phương pháp để bồi đắp năng lực tích cực và tịnh hóa những năng lực tiêu cực vì thế có thể thành công hơn trong sự thực hành mật tông tantra. Cũng gọi là ‘ngondro’.
Address to the Monks of Ganden, Drepung, and Sera
about Buddhism in Foreign Countries
Alexander Berzin
Mundgod and Byllakuppe, India,
January 22-26, 1989
Tuệ Uyển chuyển ngữ
09-03-2010
Thưa chư tôn đức Lạt Ma, Geshe và chư Tăng, chúng tôi rất vui mừng có cơ hội để gặp gở với quý vị. Chúng tôi đã được Đức Đạt Lai Lạt Ma để đến ba tu việc chính là Sera, Drepung, và Ganden để nói về tình trạng của Phật giáo và những trung tâm Phật Pháp ở hải ngoại. Vì một số quý vị có thể được mời trong tương lai để thăm viếng những quốc gia hải ngoại và nhiều vị có thể có những thân hữu đã từng giảng dạy ở những trung tâm này, nên có thể hữu ích để giải thích một ít về tình trạng ấy.
Chúng tôi không biết nhiều, nhưng hơn chín năm qua, chúng tôi đã thăm viếng khoảng một trăm năm mươi những trung tâm Phật Pháp từ các trường phái Gelug, Kagyu, Nyingma, và Sakya, cũng như từ những truyền thống thiền tông-zen và nguyên thủy Thượng tọa bộ, trong hầu hết ba mươi nước. Vì thế, chúng tôi muốn trình bày như một báo cáo, một ít lịch sử, và một vài bình luận và gợi ý cá nhân của chúng tôi căn cứ trên kinh nghiệm của chính chúng tôi.
2 – SỰ SINH KHỞI NHỮNG TRUNG TÂM PHẬT PHÁP Ở PHƯƠNG TÂY
Phật giáo Tây Tạng bây giờ lan truyền rộng rãi và phổ biến nhất của hình thức Phật giáo được tìm thấy ở các quốc gia hải ngoại. Trong Phật giáo Tây Tạng, tông Kagyus có một số trung tâm rõ ràng nhiều nhất, kế đến sẽ là tông Gelug, rồi thì Nyingma và Sakya. Tuy thế, cũng có một số lớn những trung tâm của Thiền tông- Zen và nguyên thủy Thượng tọa bộ. Những trung tâm này đã hình thành trước những trung tâm Phật giáo Tây Tạng. Có những trung tâm Tây Tạng hiện diện trong hầu hết những quốc gia trên thế giới: trong tất cả những nước Tây Âu, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi, và Tây Tây Lan, nhưng rồi thì cũng có nhiều ở những quốc gia Nam Mỹ, và nhiều nước Đông Nam Á như Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Hương Cảng và Đài Loan, ở Nam Phi, và ngay cả trong những quốc gia cộng sản như Nga và Đông Âu, chẳng hạn như Ba Lan và Hung Gia Lợi. Ngay cả trong một số quốc gia cộng sản nơi mà những trung tâm tôn giáo và sự hội họp bị ngăn cấm, những người thích thú với Phật Pháp gặp gở một cách bí mật, và người ta đưa lén những sách vở bị cấm của Phật giáo để đọc và chuyển dịch một số sang ngôn ngữ của họ.
Sự hấp dẫn là vô cùng đối với Phật giáo Tây Tạng rộng rãi khắp thế giới qua những chuyến hành hóa và những nổ lực của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và những đại Lạt ma khác. Tuy nhiên, không phải luôn luôn có một sự thích thú như thế. Phật giáo đầu tiên đến Âu châu hơn một trăm năm mươi năm trước, và trước nhất là Phật giáo nguyên thủy Thượng tọa bộ, hầu hết từ Tích Lan. Vì thế kinh luận của Phật giáo nguyên thủy được chuyển dịch trước nhất. Tuy thế, những người đầu tiên thích thú với Phật giáo là hai loại. Hoặc họ là những giáo sư đại học và những học giả quảng bác, nhưng chỉ học hỏi trong ngôn ngữ, hay họ là những nhà truyền giáo Ki Tô những người cũng thích thú trong việc học hỏi ngôn ngữ vì thế họ có thể chuyển dịch Thánh Kinh và đổi đạo những Phật tử sang Ki Tô giáo.
Mãi cho đến gần đây, trong những năm 1950 sau Thế chiến Thứ hai, những người phương Tây đã trở nên hấp dẫn hơn trong việc thực hành Phật Pháp, và đây là những truyền thống Thiền-Zen Nhật Bản. Thế rồi đề đáp ứng với sự hâm mộ này trong thực hành, người ta bắt đầu thành lập những trung tâm Phật Pháp Thiền-Zen ở phương Tây. Trước đấy, mặc dù có một số thích thú trong ngôn ngữ và kinh luận Phật giáo, nhưng hầu như không có một trung tâm Phật Pháp nào. Từ sự bắt đầu này với những trung tâm Phật Pháp Thiền-Zen, người ta bắt đầu hấp dẫn hơn qua sự quán sát những điều thực hành của những truyền thống Nguyên thủy Thượng tọa bộ và Tây Tạng. Thế rồi dần dần, những trung tâm Phật Pháp Nguyên thủy và Tây Tạng được hình thành.
3 – SỰ HẤP DẪN ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Tuy nhiên, những người đầu tiên thích thú với Tây Tạng, khởi đầu hơn một trăm năm mươi năm về trước, cũng hoặc là những nhà truyền giáo hay học giả và chỉ thích thú trong ngôn ngữ. Họ là những người làm nên những quyển từ điển. Tuy vậy, bởi vì nhiều người trong họ vốn là những người có nguồn gốc Ki Tô giáo, những ngôn từ tiếng Anh họ dùng trong tự điển thường mang ý nghĩa theo Ki Tô giáo hay bao quát. Họ không là những dịch giả chính xác một cách đặc biệt những ngôn từ của Phật Pháp. Do vì điều này, có một sự hiều lầm to tát về Phật giáo, là điều chúng tôi sẽ nói nhiều hơn về sau.
Nhóm người kế tiếp hấp dẫn với Tây Tạng là những người khai thác Tây Tạng nhằm để tạo dựng nên những giáo thuyết tôn giáo của riêng họ giống như họ có một nguồn gốc có giá trị. Trước năm 1959, và đặc biệt năm mươi hay một trăm năm trước, Tây Tạng và Phật giáo Tây Tạng là những gì mà hầu hết mọi người trên thế giới hầu như không biết gì cả. Người ta biết Tây Tạng là một vùng đất mà tuệ trí cổ xưa được bảo tồn, nhưng họ không biết đây là tuệ trí và giáo huấn của Đức Phật, và họ không biết đây là loại tuệ trí gì. Tuy vậy, thật rất quan trọng cho người phương Tây tin tưởng rằng tuệ trí hiện hữu ở Tây Tạng. Điều này là bởi vì tuệ trí của những truyền thống tôn giáo của riêng họ đã hầu như mất rồi. Những sự truyền thừa của tuệ trí và giáo nghĩa của phương Tây đã bị đứt đoạn và hầu như không còn ai nhớ tới nữa.
Mặc dù người ta có một số sự tôn trọng nào đấy đối với Tây Tạng trong cách này, đây là một tình trạng nguy hiểm bởi vì bên dưới nó là căn bản vô minh về những nội dung của những giáo huấn được bảo tồn ở Tây Tạng. Người ta có nhiều ý tưởng lạ lùng và hầu hết mọi người nghĩ rằng Tây Tạng là một vùng đất của huyền thuật nơi mà những thứ rất kỳ lạ xãy ra và nơi mà hầu hết mọi người có những quyền phép đặc biệt để bay trên không và truyền đạt thông tin qua thần giao cách cảm hay tha tâm thông.
4 – RỐI RẮM VÌ SỰ GIỐNG NHAU CỦA NHỮNG HỆ THỐNG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Thoảng hoặc có những người ngoại quốc có thể có một số năng lực hay một số thần linh nào đấy có thể nói chuyện qua họ. Trên cơ sở này, họ sẽ bắt đầu giảng dạy một hệ thống tâm linh mới. Cho dù những hệ thống này có giá trị hay không là một câu hỏi khác. Ở Tây Tạng, cũng có một truyền thống của những năng lực tinh khiết. Tuy nhiên, đôi khi, nhằm để làm cho những người khác tin tưởng rằng đây là những hệ thống mới mà họ giảng dạy có một gốc rể giá trị, những người này có thể nói rằng những giáo thuyết của họ đến từ Tây Tạng, hay rằng một số đạo sư Tây Tạng đã truyền đến cho họ bằng thần giao cách cảm. Rồi thì, vì không có người Tây Tạng ở những quốc gia ấy những người có thể phủ nhận điều ấy, và không ai trong những người ngoại quốc biết những giáo huấn của Tây Tạng là gì, thế là người ta đi đến tin tưởng rằng những người Tây Tạng đang thọ trì những tin tưởng khác biệt này. Đôi khi những hệ thống tâm linh mới này được phối hợp với Bà la môn, Hồi giáo Sufi, Phật giáo, và những tín ngưỡng Tây phương. Thỉnh thoảng chúng chỉ là những ý tưởng rất kỳ lạ. Vì thế, trái lại, có hệ thống được biết như thuyết thần trí (theosophy), họ có những trung tâm hoạt động rất tốt khắp thế giới, mà đại bản doanh của họ đặt ở Madras, và từ đấy nó đi đến một tác giả viết bằng tiếng Anh dươi cái tên là Lobsang Rampa nói rằng người Tây Tạng khoan một cái lỗ ở giữa trán để mở con mắt thứ ba.
Một số người mới đã đến những trung tâm Phật Pháp Tây Tạng ngay cả những ngày hiện tại bởi vì họ thích thú với Tây Tạng qua sách vở qua những hệ thống này được cho là có nguồn gốc từ Tây Tạng. Những người này đã tôn trọng Tây Tạng và ngay cả trở thành những người bảo trợ. Một số trung tâm của cộng đồng Thần trí [1] đã cung thỉnh Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm viếng và nói chuyện với họ, và đã từng xuất bản một số sách của Ngài bằng tiếng Anh. Thế rồi điều quan trọng, để biết một ít về những hệ thống khác này vì thế có thể phân biệt với những người này, về những gì chính xác là giáo huấn của Phật giáo Tây Tạng và những gì chỉ là tương tự Phật Pháp, và để làm điều này trong một phương pháp thật thiện nghệ. Nói cách khác, người ta đã tiếp nhận những hiểu biết sai lầm về giáo thuyết Phật Pháp. Thí dụ, một số hệ thống Tân Thời Đại [2] nói rằng con người chỉ có thể tái sinh ra con người, và thú vật chỉ tái sinh thành thú vật, và rằng tái sinh chỉ đến một tình trạng tốt đẹp hơn chứ chẳng bao giờ tệ hại hơn. Nhiều người chấp nhận những hệ thống này tin rằng đây là những giáo nghĩa của Đạo Phật.
5 – BỐI RỐI VÌ NGHIÊN CỨU KHÔNG ĐẦY ĐỦ
Có những nguồn gốc xa hơn cho sự mù mờ về Phật giáo. Một số sách vở ban đầu được chuyển dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ được hoàn thành bởi những nhà thám hiểm là những người không có cơ hội để nghiên cứu hoàn hảo về Phật giáo. Điều này không phải là lỗi của những người ấy. Nhiều quyển sách này nhấn mạnh về phép thuật, và họ trình bày những khía cạnh bất bình thường hơn, như những dụng cụ xương người tantric, mà không có sự giải thích nào hay với một sự giải thích rất lạ lùng. Từ những quyển sách này, người ta cũng phát triển những ý tưởng rất kỳ lạ về Phật giáo Tây Tạng.
Cũng thế, nhiều quyển sách đã từng được diễn dịch bởi những học giả Tây phương và Ấn Độ trong những trường đại học, họ chưa từng làm việc với bất cứ một vị Lạt Ma Tây Tạng nào. Họ có những từ điển của họ và những luận giải Phạn ngữ và, với sự kiêu hảnh, họ cảm thấy rằng họ hiểu biết hơn chính những người Phật tử về những ý nghĩa trong kinh luận. Tuy thế, hầu hết họ chỉ phỏng đoán những ý nghĩa trong kinh luận là gì. Họ không có sự hứng thú trong thực hành và trong những truyền thống truyền khẩu. Sự chuyển dịch của họ thường có nhiều lầm lỗi. Vẫn có những học giả đại học Tây phương tiếp tục chuyển dịch sách vở kiểu này, mặc dù nhiều học giả trẻ hơn ở phương Tây, những người có cơ hội nghiên cứu với những người Tây Tạng bây giờ không có thành kiến và sẳn sàng tiếp thu cái mới.
6 – BẤT BÌNH VÌ NHỮNG BIỂU TƯỢNG TÌNH DỤC
Một nguồn gốc khác sai lầm thông tin về Phật giáo Tây Tạng là qua sự hiểu lầm về những biểu tượng tình dục trong mật tông tantra. Những học giả Tây phương đầu tiên trở nên cảnh giác với Phật giáo Tây Tạng trong thế kỷ mười chín qua việc thấy những bức họ của những bổn tôn mật tông tantra trong kết hợp và việc những mật điển tantra có những ngôn ngữ có ý nghĩa liên đới với tình dục. Thời điểm này trong tư tưởng Tây phương, đặc biệt ở Anh quốc, được biết là thời điểm Victoria, thời của Nữ hoàng Anh quốc Victoria. Người ta đã nghĩ bất cứ quan điểm nào về tình dục là xấu xa và vì thể người ta hiểu sai lạc về mật tông và những bức họa tantra. Người ta đã nghĩ rằng Phật giáo Tantra Tây Tạng là một hình thức thoái hóa của Phật giáo, gọi là Lạt Ma giáo. Thật sự, Lạt Ma giáo là danh xưng được đặt ra bởi Hoàng triều Mãn Châu cai trị Trung Hoa để phân biệt hình thức Phật giáo Tây Tạng với những tông phái Trung nguyên. Những học giả Tây phương buổi đầu nghĩ rằng tu sĩ và Lạt ma Tây Tạng tiến hành tình dục trần tục như một sự thực hành tôn giáo, và từ sự đọc qua những luận điển hộ vệ, họ nghĩ rằng những Lạt ma thật sự đi rão mọi nơi để giết những kẻ thù của họ với năng lực thần thông và uống máu của những người ấy bằng sọ người.
Nhiều sách được viết bởi những học này về Phật giáo Tây Tạng với những ý kiến lạ kỳ và phê bình mạnh mẽ. Có hai kết quả về điều này. Một là nhiều người bị ảnh hưởng tin rằng Phật giáo Tây Tạng bị thoái hóa và liên hệ với những nhóm thực hành tình dục. Sau đó họ bác bỏ Phật giáo Tây Tạng, với một thành kiến nặng nề. Thậm chí nếu họ vẫn thích thú với Phật giáo, họ đã trở lại với những gì họ tin là những hình thức thanh tịnh hơn, chẳng hạn như Phật giáo nguyên thủy Thượng tọa bộ.
Một kết quả khác nguy hiểm hơn. Từ sự đọc xem những quyển sách này, một số người vốn đã có một lòng khát dục trầm kha tin rằng Phật giáo Tây Tạng giảng dạy con đường tiến hành tình dục trần tục thông thường thành một sự thực hành tôn giáo. Họ đến với Phật giáo Tây Tạng muốn học hỏi thêm về tình dục và làm sao có những hành vi dục tình thú vị hơn. Sau đó, họ có những hành vi tình dục với những đối tác của họ trong khi có thể ngồi trong tư thế của những bổn tôn, và nghĩ rằng họ là những hành giả tôn giáo cấp tiến. Thậm chí có một số giáo thọ, cả ngoại quốc và Tây Tạng, muốn lợi dụng tình thế để có hành vi tình dục với nhiều đối tác. Họ hoặc là dạy con đường tình dục thông thường như thế, hay họ thúc đẩy nhiều học trò của họ vào trong những hành vi tình dục trần tục ấy với họ, gây ấn tượng rằng họ là những hành giả tantra tiến bộ. Điều này thật sự gây nên những tổn hại lớn lao.
7 – NHỮNG KHÓ KHĂN VÌ NHỮNG VỊ ĐẠO SƯ KHÔNG ĐỦ TRÌNH ĐỘ
Một nguồn gốc về sự mù mờ và thành kiến là có nhiều trung tâm ở khắp thế giới từ giáo thọ, hoặc là không phải Phật giáo hay ngay cả một số tự nhận là Phật giáo, những người đang cố gắng đề có những quyền lực tối đa đối với học trò của họ và nhận tiền tối đa từ những học trò ấy bằng mọi khả năng của họ. Họ nói với những học trò phải từ bỏ tài sản của họ, và đưa hết cho vị đạo sư. Nhân danh “sự sùng mộ đạo sư,” họ nói rằng phải làm bất cứ điều gì đạo sư bảo họ, và không bao giờ hỏi bất cứ câu hỏi nào. Có một thí dụ nổi bật về một vị đạo sư ở Nam Mỹ đã nói với mọi người trong nhóm của ông ta uống thuốc độc, và hàng trăm người đã tự giết hại họ.
Vì thế, người ta rất nghi ngờ những vị đạo sư nhấn mạnh quá nhiều trên vị Guru và trên sự tín ngưỡng mù quáng. Và ngay cả nếu những học trò không nghi ngờ, cha mẹ của chúng rất lo lắng. Đôi khi có thể có những vấn nạn rắc rối bởi vì điều này, cả với cảnh sát và sự quan tâm một cách chính trị đến thị thực nhập cảnh. Và nếu điều này có xãy ra với một vị đạo sư Tây Tạng, nó có thể rất tổn hại cho vấn đề Tây Tạng và phản chiếu bất lợi đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, vì người ngoại quốc thích viết về những vấn đề này rất nhiều trên báo chí của họ. Do thế, khi giãng dạy ở ngoại quốc điều quan trọng là không nói quá nhiều về sự sùng một Guru khi mới đến đấy và, sau này, không nói điều này đến những học trò mới.
8 – BỐI RỐI VÌ NHỮNG Ý NGHĨA KHÔNG THÍCH HỢP TRONG NHỮNG THUẬT NGỮ DIỄN DỊCH
Ngày nay có hàng trăm trung tâm Phật Pháp Tây Tạng khắp thế giới, và nhiều người trong họ là tiến sĩ Geshe hay Lạt ma giảng dạy ở đấy. Tuy thế, ngay cả đối với những vị đạo sư phẩm hạnh, cũng có những thông hiểu sai lầm rất lớn. Chúng tôi đã từng thấy bằng kinh nghiệm của chính mình rằng ngay cả nếu sự hiểu biết sai lầm của người ta không đến từ sự đọc những quyển sách lạ lùng, họ cũng bị bối rối chính bởi ngôn ngữ được dùng bởi những dịch giả của ngay những vị thầy giỏi. Hay, họ bị làm cho lạc lối bởi ngôn ngữ được dùng bởi những tiến sĩ Geshe, và Lạt ma, những người giảng dạy một cách trực tiếp bằng Anh ngữ hay những ngoại ngữ khác.
Như chúng tôi đã đề cập phía trước, hầu hết những quyển từ điển được hình thành bởi hoặc là những nhà truyền giáo Ki Tô hay những học giả Victoria từ thế kỷ mười chín. Những ngôn từ mà họ lựa chọn có những ý nghĩa nặng về Ki Tô giáo và người ta đã hiểu sai. Đọc từ điển, một người phương Tây thấy những chữ “dge-ba,” “midge-ba,” “bsod-nams” và “sdig-pa” và thấy những sự chuyển dịch Anh ngữ là “đạo đức,” (virtue) “phi đạo đức,” (nonvirtue) “công đức hay phước đức” (merit) và “tội lỗi.” (sin) Một cách tự nhiên, người ta nghĩ những thuật ngữ Tây Tạng có thật sự ý nghĩa như những ý nghĩa của những chữ trong tiếng Anh này. Tuy thế, những từ ngữ tiếng Anh này đơn giản chỉ bao hàm ý nghĩa có một Thượng đế tạo hóa, đấng đã nói rằng những hành động nào đấy là tốt và những thứ khác là xấu. Nếu chúng ta làm tốt, chúng ta làm vui lòng Thượng đế này và ngài sẽ tưởng thưởng chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm xấu, ngài sẽ phật ý và sẽ trừng phạt chúng ta. Vì thế, ý nghĩa ở đây về đạo đức, mà người ta hiểu từ những từ ngữ “đạo đức,” “tội lỗi” (sin), v.v… là rất khác biệt với những ý tưởng của Phật giáo. Giống như thế, khi một người Tây Tạng đọc từ điển và thấy những từ ngữ này, người ấy có thể nghĩ rằng những ngôn từ Anh ngữ “đạo đức” (virtue) v.v…thật sự có nghĩa như ở Tạng ngữ, mà chúng thì không. Do thế, mặc dù không người Tây Tạng nào cũng không người Tây phương nào sai quấy, nhưng có một sự mù mờ và không thông hiểu vô cùng kết quả từ những ngôn ngữ này.
Có hàng trăm thí dụ về những thuật ngữ chuyển dịch mù mờ như thế. Vấn đề trở nên tệ hại hơn bao giờ hết khi chuyển dịch từ Anh ngữ sang những ngôn ngữ khác nữa. Thuật ngữ tiếng Anh, đã vốn không là một sự chuyển dịch chính xác để bắt đầu, lại được chuyển dịch sang tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Đức thậm chí cũng không có ý nghĩa như tiếng Anh.
9 – KHUYẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG THUẬT NGỮ CHUYỂN DỊCH
Vì thế, khi giảng dạy ở ngoại quốc, điều quan trọng nên dạy về những định nghĩa đến hầu hết những thuật ngữ thiết yếu của Phật giáo do vậy người ta mới hiểu biết những gì Phật giáo đang nói đến. Điều cần thiết là sự tranh luận của người ngoại quốc, nhưng họ cần nên biết định nghĩa của những thuật ngữ như từ ái [3], viễn ly [4] và v.v… Những Geshe, Lạt Ma, và những dịch giả cần hỏi ý nghĩa cũng như nghĩa rộng của những từ ngữ dùng trong tiếng Anh hay những ngôn ngữ khác cho những chữ Tây Tạng. Trong cách này, họ sẽ thấu hiểu những gì đã hiểu sai lạc. Nếu những định nghĩa của những chữ Tạng ngữ và ngoại ngữ không khớp với nhau, họ cần cố gắng để tìm những chữ trong tiếng Anh hay những ngoại ngữ khác có những ý nghĩa gần gũi nhất với những định nghĩa của những thuật ngữ Tây Tạng đang nói đến. Điều này cực kỳ quan trọng. Khi có sự mù mờ và khi từ những câu hỏi của những học sinh ngoại quốc rõ ràng họ có sự hiểu biết sai lạc, cách tốt nhất để minh bạch điều này là giải thích những định nghĩa. Rồi thì nói rằng chúng ta đang nói về sự định rõ ý nghĩa này, và không phải về chữ tiếng Anh mà dịch giả đang dùng. Dịch giả đang dùng nó chỉ vì nó ở trong từ điển mà những nhà truyền giáo đã viết từ thế kỷ mười chín, nhưng chữ tiếng Anh là không chính xác.
Mặc dù cuối cùng mọi việc sẽ tốt đẹp nếu ngữ vựng chuyển dịch được tiêu chuẩn cho mỗi ngoại ngữ, nhưng quá sớm để làm điều ấy bây giờ. Vì thế những dịch giả mới cần thiết là không chỉ đón nhận một cách mù quáng những thuật ngữ đã được dùng bởi một số dịch giả ngoại quốc nổi tiếng hơn. Đôi khi những dịch giả ngoại quốc này dùng những chữ ngay cả nếu chúng chính xác, và những chữ không thường dùng hay những từ ngữ dao to búa lớn mà hầu hết mọi người không biết ý nghĩa. Thế rồi hầu hết mọi người bình thường không hiểu những chuyển dịch, đặc biệt nếu sự chuyển dịch sang Anh ngữ, thí dụ thế, và người ấy không là một người nói Anh ngữ như tiếng mẹ đẻ. Điều này rất thường xãy ra.
Cũng thế, nếu những chữ Tây Tạng được dịch ngược trở lại Phạn ngữ, rồi thì vì hầu hết mọi người không biết những chữ Phạn này, giống như hầu hết những bà mẹ của người ta không biết những chữ Phạn này, họ không thể hiểu giáo lý. Và ngay cả nếu họ biết những chữ Tây Tạng, thường thì họ có một sự hiểu biết sai lạc về chúng, giống như nghĩ rằng “nghiệp báo” (karma) có nghĩa là những gì xãy ra cho chúng ta bởi định mệnh hay do ý chí của Thượng Đế. Vì thế, giống như sự việc cần có nhiều thế kỷ để tiêu chuẩn hóa những thuật ngữ và chuyển dịch từ Phạn ngữ sang Tạng ngữ hay từ Phạn ngữ sang Hoa ngữ, nó cũng sẽ giống với những ngôn ngữ hiện đại. Bây giờ là thời gian, để thể nghiệm với nhiều thuật ngữ chuyển dịch khác nhau để thấy sự truyền đạt nào là tuyệt nhất, nhưng việc hành động để tìm những thuật ngữ chuyển dịch tuyệt hảo không cần thiết phải được hoàn tất trong sự vội vả.
Giảng dạy hay chuyển dịch ở những trung tâm Phật Pháp hải ngoại, thế thì, là một trách nhiệm to lớn. Có nhiều thành kiến và hiểu sai. Tuy nhiên, nó có thể không chỉ rất lợi ích người ngoại quốc, mà một cách gián tiếp nó là sự hổ trợ cho vấn đề Tây Tạng. Càng nhiều người khắp thế giới phát sinh một ấn tượng tốt về người Tây Tạng và những giáo huấn, họ có thể sẳn sàng cống hiến cho thế giới, càng cảm thấy đồng cảm với người Tây Tạng có quyền đối nền văn hóa riêng của họ và đấy là những hoàn cảnh thuận lợi đi theo và đi xa hơn về việc ấy. Tuy thế, cũng có những sự quan tâm khác.
10 – ĐỪNG HỜ HỮNG TRONG VIỆC DẠY DỖ LỚP TRẺ TÂY TẠNG
Tương lai của Phật giáo Tây Tạng không nằm trong tay những người ngoại quốc, mà ở trong tay thế hệ trẻ Tây Tạng. Chỉ mới có một phần rất nhỏ của truyền thống đã được chuyển dịch và rất ít người ngoại quốc có những thời gian rộng rãi để dành thời gian của họ một trăm phần trăm cho việc học hỏi ngôn ngữ Tây Tạng và để tiếp nhận những truyền thống rèn luyện Phật Pháp trong tiếng Tây Tạng. Do bởi điều này, sẽ không là những người ngoại quốc có thể có khả năng xúc tiến và truyền pháp quán đảnh và khai tâm tiếp nối (truyền đăng tục diệm), hay ban bố những giáo huấn và rèn luyện đầy đủ nhất trong tương lai có thể thấy được trước mắt. Đấy sẽ là lớp trẻ Tây Tạng. Vì thế, sự nhấn mạnh chính phải luôn luôn là duy trì tiếp tục sự rèn luyện những tu sĩ trẻ tại những tu viện.
Nếu mỗi trung tâm Phật Pháp ở ngoại quốc có một vị Geshe hay Lạt ma thường trú và một người thông dịch, hay hướng đến việc có họ, và nếu họ là những người có phẩm chất cao nhất, sẽ có một chảy máu chất xám trầm trọng xãy ra trong tương lai. Như hầu hết những người ngoại quốc rất bận rộn để có thể dành hơn hai thời khóa tu tập trong một tuần tại những trung tâm Phật Pháp, thời gian của những Geshe và Lạt Ma hầu hết bị lãng phí, và những tu sĩ tại nhiều tu viện Ấn Độ đã bị để bỏ quên với những phương tiện giảng dạy dễ dàng không thỏa đáng. Như một hậu quả, sẽ có một hiểm họa rằng phẩm chất cao độ của Phật giáo Tây Tạng sẽ bị đánh mất trong thế hệ tới.
Rồi thì, điều quan trọng là những vị thầy giỏi nhất cần thiết ở lại Nepal và Ấn Độ. Khi gởi những vị thầy ra ngoại quốc, chỉ cần những vị Geshe hay Lạt ma nào không liên hệ đến việc giảng dạy ở đấy. Trái lại, sẽ là một mất mát lớn lao cho những tu sĩ trẻ tuổi và những sinh viên ở đây nếu những vị thầy xuất sắc của họ đã không còn giảng dạy, đặc biệt những người có thể dạy cho họ những văn bản đặc biệt quan trọng. Những vị thầy đi hoằng pháp, thế thì không cần phải là những vị có phẩm chất hạng nhất. Tuy thế, họ cũng không nhất thiết phải là những vị phẩm chất nghèo nàn, những người chỉ muốn rời tu viện nhằm đề có một đời sống thoãi mái ở phương Tây hay để tránh những rắc rối ở đây. Nếu những vị giáo thọ đến ngoại quốc có kiến thức nghèo nàn về Phật giáo hay có nguyên tắc đạo đức tự giác [5] yếu kém, người ta sẽ có một ấn tượng rất xasaus. Điều này sẽ phản ánh một cách bất lợi đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma và tổn hại đến vấn đề Tây Tạng. Những vị giáo thọ, thế thì, cần có phẩm chất trung bình.
11 – NHỮNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆC GỞI NHỮNG VỊ GIÁO THỌ ĐẾN PHƯƠNG TÂY
Vậy thì rất tốt, nếu có sự kiểm soát hơn nữa đối với việc gởi những giáo thọ ra ngoại quốc và những chuyến du hành của những vị giáo thọ hay Lạt ma đến đấy một cách phổ thông. Có lẻ sẽ tốt hơn nếu cần thiết để những giáo thọ có sự chấp thuận của những vị viện trưởng của họ trước khi lên đường, và tất cả những điều này đặt dưới sự giám sát của Hội đồng Tôn giáo và Quan hệ Văn hóa.
Mặc dù nếu có những trung tâm của tất cả bốn tông phái Phật giáo Tây Tạng trong mỗi thành phố lớn là rất hấp dẫn và tốt đẹp, tuy thế đôi khi có vài trung tâm trong một thành phố của một tông phái. Đôi khi, ngay cả cũng có trường hợp có vài trung tâm trong một thành phố từ những vị giáo thọ khác nhau trong cùng một tu viện. Điều này làm bối rối rất nhiều cho những người ngoại quốc, những người không hiểu biết ý tưởng của Phật giáo đối với một sự hứa nguyện đến một vị thầy tâm linh, và những người muốn hoạt động và hợp tác với những người Phật tử khác. Khi có vài trung tâm Phật Pháp trong cùng một nơi, xu hướng thông thường ở đấy là sự tranh đua. Trái lại, những người ngoại quốc không hiểu lý do có những trung tâm khác nhau, mà bề mặt dường như theo cùng tông phái và truyền thừa. Sự rối rắm này có thể có lẻ cũng tránh được nếu Hội đồng Tôn giáo có nhiều sự kiểm soát đối với những trung tâm hải ngoại và những vị giáo thọ được gởi đến đấy.
Cũng thế, đề tận dụng thời gian của những vị Geshe và không phải mất đi nhiều vị thầy của một tu viện, sẽ tốt hơn nếu những trung tâm ngoại quốc trong mỗi khu vực địa lý nên hình thành từng cụm từ bốn đến sáu trung tâm phối hợp. Mỗi nhóm có thể sau đấy chia sẽ một vị Geshe hay Lạt ma và người thông dịch. Những vị thầy này có thể luân phiên thay đổi nơi cư ngụ trong những trung tâm, thí dụ một tháng một lần tại mỗi trung tâm, vì thế họ sẽ có thể thăm viếng bất cứ một trung tâm hai hay ba lần trong một năm. Điều này cũng hổ trợ với những trung tâm có thể có đủ khả năng chi phí, vì hầu hết những trung tâm Phật Pháp thì không giàu có lắm và ngoại trừ những tín đồ ở Đông Nam Á và Đông Á, những quốc gia hải ngoại khác thường không có tục lệ của những người làm bảo trợ. Cũng thế, khi những vị giáo thọ sẳn sàng một cách liên tục, họ thường cho là đương nhiên và sự thamdự có thể thấp hay thưa thớt, vì những học nhân sống rất bận rộn với những việc làm khác. Nếu những vị giáo thọ đến chỉ một tháng một lần, thế thì vì đây sẽ là một thời điểm đặc biệt, học nhân có lẻ sẽ có thể tăng thêm thời giant ham dự, một cách thông thường hơn và sâu sắc hơn. Trong thời gian giữa những kỳ thăm viếng, học nhân sẽ có thời gian để quán chiếu về những lời giảng dạy và thiết lập sự thực hành dưới sự hướng dẫn của những học nhân già dặn hơn.
Cũng thế, những vị giáo thọ hay Geshe không cần thiết được gởi đi ngoại trừ những trung tâm đã được thiết lập một cách sẳn sàng ổn định, trái lại một lần nữa thời gian của các ngài sẽ bị lãng phí. Nếu có sự hấp dẫn ở đấy, có thể có một trung tâm cho một vùng địa lý rộng rãi, nơi những chương trình được hướng dẫn một cách vững vàng và ấn tượng, nhưng không giới hạn số lượng.
Một khả năng có thể hổ trợ cho sự thành lập cho sự kiểm soát nào đấy đối với tình trạng hoằng pháp này sẽ là do Hội đồng Tôn giáo và Quan hệ Văn hóa cho sự chứng nhận nói rằng đây là một trung tâm Phật Pháp chính thức và đây là một vị giáo thọ chính thức của Phật giáo Tây Tạng. Phương pháp này, những người ngoại quốc có thể có sự tin tưởng vững chắc đối với trung tâm và những vị giáo thọ, và biết rằng vị giáo thọ của họ, hay vị thầy của họ ở đấy với sự chuẩn nhận của cộng đồng tôn giáo Tây Tạng. Những bằng chứng nhận này cần được ban hành, tuy thế, ngoại trừ Hội đồng thừa nhận sự hợp pháp và trách nhiệm đạo đức. Nếu ai đấy có thái độ không chính đáng, mà đôi khi xãy ra, Hội đồng có thể thu hồi giấy chứng nhận. Không cần phải dự đoán rằng Hội đồng phải đối diện với những sự bào chửa cho bất cứ hành vi không chính đáng hay hạnh kiểm xấu nào.
Cũng thế, đôi khi cũng có một vấn đề mà một vị Lạt ma hay một Geshe điều khiển một tổ chức lớn của những trung tâm Phật Pháp mời một vị Geshe và một thông dịch viên đến những trung tâm của vị ấy, đặc biệt nếu vị Geshe không là đệ tử của vị Lạt ma. Duy chỉ tự nhiên rằng khi vị Geshe ở trong một trung tâm trong một thành phố, những người ngoại quốc sẽ trở thành những đệ tử của vị ấy và muốn mời vị ấy đến và thành lập một trung tâm khác gần đấy. Những vị đệ tử có thể cảm thấy liên hệ hơn đối với vị Geshe địa phương hơn là với vị Lạt ma đứng đầu của tổ chức. Vị Geshe rồi thì sẽ ở vào một vị trí khó xử nếu vị ấy cảm thấy phải trung thành với vị Lạt ma đã từng mời vị Geshe ấy, đặc biệt nếu vị Lạt ma ấy không là một trong những vị thầy của vị Geshe ấy. Nếu Hội đồng Tôn giáo và Quan hệ Văn hóa gởi vị Geshe ấy, vấn nạn này có thể không xãy ra. Sự trung thành của tất cả những vị giáo thọ là đơn giản đối với riêng Đức Đạt Lai Lạt Ma, và mọi người phụng sự Đức Đạt Lai Lạt Ma trong bất cứ cung cách nào thích hợp với hoàn cảnh.
12 – LỜI KHUYÊN LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG THÔNG DỊCH VIÊN
Một khi những vị Geshe, Lạt ma và những thông dịch viên đã được chọn lựa, được mời, và chấp thuận để đến những trung tâm ngoại quốc, có vài việc có thể hoàn tất trước để hổ trợ cho việc chuẩn bị. Một trong những điều quan trọng nhất là phải có mối quan hệ tốt giữa vị Geshe và thông dịch viên. Tốt nhất là nếu thông dịch viên là đệ tử riêng của vị Geshe. Thông thường vị Geshe và thông dịch viên sẽ là những người Tây Tạng duy nhất trong một thành phố, và họ là những người duy nhất nói chuyện với nhau bằng tiếng Tây Tạng. Nếu Geshe mong đợi thông dịch viên gồm luôn việc thị giả và nấu nướng, điều này sẽ rất khó khăn nếu thông dịch viên không phải là đệ tử của vị Geshe. Do thế, sự quan tâm rất cần thiết trong việc chọn lựa người thông dịch nào sẽ tháp tùng với vị Geshe nào.
Nếu vị Geshe hay Lạt ma không có một thông dịch viên, vị ấy cần có một kiến thức tương ứng về ngoại ngữ trước khi lên đường. Nếu vị ấy đi mà không có biết ngôn ngữ gì cả, và cảm thấy rằng vị ấy sẽ học ngôn ngữ duy chỉ khi đến nơi ấy, điều này có thể rất khó khăn. Vị Geshe sẽ không có ai để nói chuyện, và những người ở tại trung tâm sẽ vô cùng thất vọng vì họ đã dành rất nhiều tiền bạc cho phí tổn của vị Geshe và không thể tiếp nhận bất cứ giáo huấn nào ngay lập tức. Sự huấn luyện ngôn ngữ cần được bắt đầu trước khi đi hải ngoại. Cũng thế, nếu không có người Tây Tạng nào sẳn sàng cho việc thông dịch, việc ấy cần tùy thuộc vào chính những trung tâm và có ai đấy của họ học Tạng ngữ và trở thành thông dịch viên. Không có gì sai sót trong việc đặt trách nhiệm trở lại cho những người ngoại quốc trong trường hợp như thế này.
Đôi khi một vị Geshe hay Lạt ma người không có kiến thức khả quan như thế về Anh ngữ lại giảng dạy bằng tiếng Anh bất cứ giá nào. Mặc dù có nhiều lợi lạc về điều này, nhưng cũng có vài rắc rối. Nếu họ chỉ có thể nói Anh ngữ đơn sơ, họ chỉ có thể dạy ở trình độ sơ cơ và có thể không bao giờ giảng dạy những điểu phức tạp và khó khăn hơn. Đây là một điều chán nản cho cả vị giáo thọ và học nhân. Mặc dù người ngoại quốc thích nếu vị giáo thọ có thể giảng dạy một cách trực tiếp trong ngôn ngữ của họ, có lẽ nên khéo léo hành động như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm. Khi Ngài dạy cho người ngoại quốc, Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu bằng Anh ngữ và dùng tiếng Anh cho những chủ đề dễ dàng đề giải thích. Tuy thế, khi Ngài dùng một thông dịch viên để nêu lên những ý tưởng phức tạp cũng thế, khi nói tiếng Anh, cũng có người thông dịch để cung ứng cho Ngài những chữ có thể Ngài không biết.
Một vấn đề với một vị Geshe hay Lạt ma giảng dạy trong tiếng Anh không quá giỏi thì mặc dù những học nhân già hơn có thể hiểu tiếng Anh của giảng sư, những người mới sẽ gặp phải khó khăn rất lớn. Nếu họ không thể hiểu những gì được giảng dạy, họ sẽ không trở lại. Vì thế, nếu không có thông dịch viên sẳn sàng từ Tạng ngữ sang Anh ngữ, sẽ ích lợi để có một học nhân thâm niên ngoại quốc tóm lược hay chuyển dịch những lời dạy của vị Geshe kém Anh ngữ sang tiếng Anh chính xác hơn. Hơn thế nữa, điều quan trọng cho những vị Geshe, Lạt ma hay thông dịch viên học hỏi Anh ngữ thích ứng. Nếu họ nói kiểu Anh ngữ “hippy”, hầu hết mọi người sẽ hình thành một ấn tượng xấu về họ, và những người đúng đắn nào đấy sẽ cảm thấy Phật giáo chỉ dành cho “hippy” và họ sẽ không tham dự.
Tuy nhiên, hầu hết các nước ở Âu châu, Nam Mỹ và Đông Á, không nói tiếng Anh. Trong quá khứ, thường xãy ra việc thông dịch hai lần. Thông dịch viên chuyển ngữ sang tiếng Anh, và sau đó một người địa phương nào đấy dịch từ Anh ngữ sang tiếng địa phương. Điều này làm mất nhiều thời gian khi giảng dạy, và không ai thích như thế. Do vậy, điều quan trọng cho những Geshe, Lạt ma, và thông dịch viên là không chỉ học tiếng Anh, mà cả ngôn ngữ địa phương của quốc gia mà họ đến.
Hơn thế nữa, ngay cả nếu vị Geshe có một thông dịch viên khi giảng dạy, điều quan trọng là vị ấy nên học một ít tiếng địa phương. Trong cách này, vị ấy có thể nói chuyện một ít với mọi người khi dùng trà với họ, và có thể trả lời một số câu hỏi thông thường. Giống như thế, sẽ tốt hơn và có sự nối kết trực tiếp với mọi người, và những người ngoại quốc thích điều này nhiều hơn. Cũng thế, sau đó vị Geshe sẽ biết nhiều hơn về đời sống của người dân ở quốc gia mà vị ấy đang lưu ngụ. Trong trường hợp ấy vị ấy có thể dùng những thí dụ từ người dân ở đấy để giải thích khi giảng dạy. Những thí dụ và câu chuyện từ Tây Tạng hay Ấn Độ cổ đại thường khó khăn để người ngoại quốc thấu hiểu.
13 – HỌC HỎI VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG
Những quốc gia khác nhau khắp thế giới là rất khác biệt với nhau. Hai sự phân chia quan trọng trong Ki Tô giáo là Thiên chúa giáo và Cơ đốc giáo, hay Công giáo và Tin lành, và những quốc gia Thiên chúa giáo ưu thế thì khác với những quốc gia Tin lành ưu thế. Tổng quát, những quốc gia Thiên chúa giáo như Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha, và Pháp, người ta thiên về niềm tin và tôn kính tôn giáo. Họ có truyền thống mạnh mẽ của những tu sĩ và nữ tu Thiên chúa giáo, và họ thích thú trong nghi lễ. Trong những nước Tin lành, tổng quát, như Anh quốc và phần phía Bắc của Tây Đức, người ta hay bình phẩm hơn và thích nghiên cứu thông tuệ hơn. Tuy thế, có nhiều ngoại lệ trong những khái quát này. Ngay cả những quốc gia toàn nói tiếng Anh như Anh quốc, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan và Nam Phi – cũng rất khác biệt với nhau. Mỗi quốc gia có lịch sử và văn hóa riêng, và vì thế sự giảng dạy phải tùy thuộc với mỗi trường hợp.
Những quốc gia cộng sản rất khác biệt với những nước tư bản. Trong những xứ cộng sản, không kể ai đấy làm việc cần cù hay không. Người ấy vẫn sẽ nhận cùng đồng lương nhỏ bé. Do bởi thế, người ta không tin tưởng trong nhân quả. Hay, họ có một hy vọng không thực tế, thí dụ, nếu họ hành động một ít cần mẫn với ‘thực hành mở đầu’[6] thí dụ như lễ phủ phục,cúng dường mạn đà la, trì tụng mật ngôn một trăm âm, v.v…sau đó phép mầu sẽ xuất hiện và tất cả những rắc rối của họ sẽ biến mất. Rồi thì khi chúng không biến mất, họ mất niềm tin đối với giáo huấn. Một người ở Ba Lan đã lễ một trăm nghìn lạy, cúng dường mạn đà la, trì tụng mật ngôn một trăm âm,v.v… Cuối cùng, khi ông ta thấy rằng rắc rối vẫn còn và ông ta không đạt được giải thoát hay giác ngộ, ông trở nên chán nãn vô cùng và muốn tự tử. Do thế, điều quan trọng để giảng dạy trong những xứ cộng sản là một sự thực hành tiếp cận đến nhân quả và sự nhiệt tình tích cực, và để người ta không mong đợi phép mầu, và kết quả tức thời [như thức ăn nhanh.]
Ở Đông Nam Á, như Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Nam Dương, Phi Luật Tân, Đài Loan, và Hương Cảng, người ta thích thú với Phật giáo Tây Tạng và hầu hết người Trung Hoa và văn hóa của họ rất khác biệt với Tây phương. Nhật Bản và Đại Hàn khác biệt một lần nữa. Đông Nam Á và Đông Á đang nhìn Phật giáo Tây Tạng như một sự tìm kiếm những giải thích của Phật giáo trong những điều đang thiếu vắng hay rất hiếm trong những tông phái Phật giáo truyền thống của họ. Họ có một niềm tin mãnh liệt đối với Phật giáo, như hơi ít thông hiểu, và họ lo lắng về con cháu của họ tiếp tục là những Phật tử. Họ muốn con cháu họ tìm sự liên hệ với Phật giáo trong thế giới khoa học hiện đại. Họ cũng thích thú trong việc tiến hành những nghi lễ Phật giáo để cho thương nghiệp làm ăn của họ sẽ thành công. Điều này không phải là trường hợp trong những xứ sở không có một truyền thống Phật giáo lâu đời.
Do thế, mặc dù có một số đặc trưng khái quát hầu hết những xứ sở quốc ngoại chia sẻ những điều thông thường, điều quan trọng cho những ai sẽ giảng dạy và chuyển dịch ở đấy có một sự hấp dẫn và học hỏi không chỉ về những đặc trưng thông thường, nhưng cũng là về văn hóa của quốc gia đặc thù mà họ sẽ đến. Điều này sẽ giúp cho các ngài thấu hiểu tốt hơn những con người tiếp nhận giáo huấn, và để họ có thể hổ trợ các ngài hơn.
Chính những trung tâm Phật Pháp phải cung cấp những cơ hội để học hỏi ngôn ngữ và văn hóa của họ. Thêm nữa, khi những Geshe và thông dịch viên đã từng ở ngoại quốc trở lại những tu viện ở Ấn Độ hay Nepal thăm viếng hay lưu trú, điều rất tốt là nên yêu cầu họ giảng thuyết về những quốc gia hải ngoại, phong tục và cung cách họ suy nghĩ. Họ cần được thỉnh cầu để nói về kinh nghiệm cùng những khó khăn mà họ có, và cách tốt nhất đề giảng dạy cho người ngoại quốc là gì. Trong cách này, những người mới đi đến quốc ngoại sẽ tiếp nhận những lời khuyên bảo tốt đẹp. Và đặc biệt nếu ai đấy đã từng ở xứ sở mà vị Geshe hay thông dịch viên mới đặc biệt sẽ đến, họ cần được hỏi để diễn tả về những điều kiện của quốc gia ấy.
14 – HUẤN LUYỆN TRƯỚC KHI LÊN ĐƯỜNG DU HÓA TÂY PHƯƠNG
Cũng thế, sẽ tốt hơn nếu những Geshe và thông dịch viên, trước khi họ du hóa ngoại quốc, có một thời gian huấn luyện để đối diện với những người ngoại quốc. Có lẻ tai những trung tâm mới mà Hội đồng Tôn giáo và Quan hệ Văn hóa đang xây dựng ở Dharamsala, sẽ là cơ hội cho điều này, có lẻ cũng ở trong sự hợp tác với bộ phận Thư viện Tây Tạng Lưu trử và Hoạt động. Những Geshe có thể tham dự một vài lớp học dành cho người ngoại quốc tại Thư viện, thí dụ thế, và nói chuyện với những Geshe và Lạt ma ở Dharamsala những người đã từng giảng dạy cho người ngoại quốc hầu học hỏi từ những kinh nghiệm của họ.
Đối với những thông dịch viên mới có thể sẽ có những lớp học đặc biệt cho cả sự phát triển năng khiếu thông dịch lẫn trau dồi trí nhớ của họ. Những thông dịch viên có thể thực tập thông dịch một số băng ghi âm sẳn sàng những giảng dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cùng những vị giáo thọ khác. Nếu những băng ghi âm này đã có sự chuyển dịch với chúng, điều này thậm chí thuận lợi hơn. Thông dịch viên mới có thể cố gắng tự thông dịch, và sau đó nghe lại người dịch cũ chuyển ngữ thế nào.
Để huấn luyện cho trí nhớ, những thông dịch viên có thể rèn luyện cho mỗi người trong phương pháp mà Tsenshab Serkong Rinpoche đã huấn luyện cho cá nhân chúng tôi. Bất cứ khi nào chúng tôi cùng với Tsenshab Rinpoche, bất cứ thời gian nào ban ngày hay ban đêm, Rinpoche sẽ quay lại chúng tôi và yêu cầu lập lại những gi ngài vừa nói, từng chữ một, hay lập lại những gì chính chúng tôi và nói. Kỷ năng như thế là rất thiết yếu vì thông dịch viên phải có thể tỉnh giác trong mọi thời và thông dịch bất cứ điều gì vừa được nói. Người ấy cũng phải có thể lập lại sự chuyển dịch nếu học nhân không có thể viết xuống tất cả trong lần đầu tiên.
Thông dịch viên cũng có thể thực tập nghe băng giảng ghi âm ba, năm, và thậm chí mười phút và sau đó cố gắng để chuyển dịch nó, vì để mở rộng khả năng ghi nhớ. Điều này là cần thiết bởi vì một số vị giáo thọ không dừng lại quá thường trong sự chuyển dịch. Những Geshe và Lạt ma, tuy thế, cần phát triển thói quen chỉ một câu hay ngay cả ít hơn trong một lần. Điều này không chỉ làm cho dễ dàng hơn cho người thông dịch mà cũng làm cho sự chuyển dịch chính xác hơn, nhưng nó cũng làm cho học nhân ngoại quốc dễ dàng trong việc ghi chép và duy trì sự chú tâm và hứng thú của họ. Xa hơn thế, điều lợi ích cho thông dịch viên là nghe toàn bộ bài giảng và sau vài giờ cố gắng tóm lược nó. Đây là bởi vì đôi khi một bài thuyết trình hay giảng dạy được tiến hành mà không có cơ hội để chuyển dịch ngay lúc ấy, và sau này thông dịch viên phải nói lại cho học nhân những gì đã được nói.
Thông thường, điều quan trọng đối với thông dịch viên là sự chính xác và không thêm vào cũng như bỏ đi bất cứ điều gì mà Geshe vừa nói. Thông dịch viên có thể được rèn luyện để có thể làm điều này bằng sự nghe băng ghi âm, chuyển dịch một câu sang Anh ngữ, thí dụ thế, và rồi chuyển dịch tiếng Anh của họ trở lại Tạng ngữ, và so sánh nó với nguyên bản được nói. Khi một vị Geshe nghi ngờ thông dịch viên có thật hiểu và thông dịch một cách chính xác những gì vừa nói không, Geshe cần luôn luôn yêu cầu thông dịch viên nói lại bằng Tạng ngữ những gì Geshe vừa nói.
Mặc dù khi thông dịch giảng huấn điều cần thiết là thông dịch viên không chỉnh sửa hay thay đổi những gì Geshe hay Lạt ma vừa nói, trường hợp này khác với khi chuyển dịch những câu hỏi của những của người ngoại quốc. Tổng quát, hầu hết mọi người ngoại quốc không biết đặt những câu hỏi một cách rõ ràng. Họ chưa từng học về tranh luận. Họ cứ nói và nói trong một tình trạng mơ hồ. Nếu những gì họ hỏi được chuyển dịch từng chữ một sang Tạng ngữ, nó sẽ hầu như không thể hiểu được. Tsenshab Serkong Rinpoche luôn luôn nói với chúng tôi chỉ chuyển dịch cho ngài căn bản của những câu hỏi, không phải từng chữ. Rồi trong sự chuyển dịch câu trả lời của ngài, ngài sẽ nói với chúng tôi để trả lời và giải thích bằng tiếng Anh những gì vừa nói trong một cách mà người ta có thể hiểu, tùy theo cách mà họ đã hỏi. Điều này là một lý do nữa tại sao rất quan trọng để học cung cách mà người ngoại suy nghĩ và đặt câu hỏi. Những kỷ năng này có thể được học qua việc tham dự những lớp Phật Pháp cho người ngoại quốc ở Dharamsala và yêu cầu những người thông dịch ở đấy diễn tả những kinh nghiệm của họ.
Hơn thế nữa, trong việc học tiếng Anh hay bất cứ một ngoại ngữ nào, điều quan trọng là không được thõa mãn chỉ những gì được học từ trong sách vở hay từ điển. Như chúng tôi đã giải thích, những thuật ngữ chuyển dịch trong từ điển không luôn luôn chính xác. Cũng thế, trong trường hợp Anh ngữ, nhiều thành ngữ tiếng Anh dùng ở Ấn Độ không được dùng ở những nước khác. Cũng thế, mỗi nước trong các xứ nói tiếng Anh có những thành ngữ khác nhau, và một số chữ sẽ có những ý nghĩa khác nhau trong một nước hay nước khác. Do thế, khi đến một xứ hải ngoại, sẽ rất lợi ích để hỏi những người ở đấy xem họ hiểu gì qua những thuật ngữ Phật Pháp quan trọng trong ngôn ngữ của họ. Thông dịch viên phải luôn luôn quyết chí duyệt lại và cải thiện vốn liếng từ ngữ của mình.
Tuy thế, điều quan trọng nhất cho thông dịch viên không phải là chỉ hai ngôn ngữ và có một trí nhớ tốt. Điều quan trọng nhất mà vị ấy là phải hiểu biết Phật Pháp thật tốt. Thậm chí với một vị giáo thọ xuất sắc, nếu thông dịch viên không biết Phật Pháp tốt, hay không thể tự bày tỏ một cách rõ ràng bằng ngoại ngữ, hay không thể nhớ những gì giáo thọ vừa nói, sự giải thích của vị giáo thọ sẽ không được truyền đạt hay thông hiểu. Những người ngoại quốc thường viết xuống mỗi từ ngữ của giáo huấn mà họ nghe để sau này họ có thể học. Những gì họ viết xuống là những từ ngữ của thông dịch viên. Nếu những điều này không khớp với những gì vị giáo thọ vừa nói, có thể có một sự thấu hiểu sai lầm vô cùng. Điều này thường thấy từ những câu hỏi mà người ngoại quốc nêu lên. Và vị giáo thọ cùng thông dịch viên bị đặt trong một hoàn cảnh lúng túng nếu vị giáo thọ phải nói, “Tôi chưa từng nói như vậy.”
Cũng thế, vì thông dịch viên nói ngôn ngữ bản địa, hầu hết mọi người không muốn làm phiền vị Geshe quá nhiều, nhưng sẽ hỏi một cách trực tiếp với thông dịch viên về những giáo huấn và để giải thích những vấn đề rõ ràng hơn. Nếu thông dịch viên không thể làm điều này, hay nếu vị ấy hứng thú hơn trong việc buông áo và hướng đến đời sống thế tục, điều này sẽ không gây một ấn tượng tốt đối với Phật giáo và người Tây Tạng. Những người quyết định trở thành cư sĩ nên làm việc ấy trước khi đến những xứ sở ngoại quốc chứ không nên hành động sau khi đến xứ ấy.
15 – LỜI KHUYÊN ĐỐI VỚI VIỆC GIẢNG DẠY CHO NGƯỜI PHƯƠNG TÂY
Giảng dạy cho người ngoại quốc hoàn toàn khác biệt với việc giảng dạy cho người Tây Tạng. Mặc dù, như chúng tôi đã nói, mỗi quốc gia thì khác nhau, nhưng cũng có một số đặc trưng khái quát thông thường. Người ngoại quốc thích có giải thích đến mọi thứ và để biết mọi thứ. Họ không toại nguyện đơn thuần với việc bồi đắp thiên hướng tốt đẹp cho những đời sống tương qua việc lắng nghe những giáo huấn. Họ thích biết tại sao mỗi thứ được hoàn tất, và trong hầu hết mọi quốc gia, họ thích đặt nhiều câu hỏi. Hầu hết những người ấy đã không sinh ra trong một gia đình Phật giáo hay với nền văn hóa Đạo Phật, và vì thế mọi thứ là mới mẻ đối với họ. Thí dụ, người ta chưa từng nghe về sự hiện hữu của những đời sống quá khứ và tương lai. Họ bình phẩm lúc đầu và những lời ấy không đến từ nền tảng của niềm tin từ trong những lời giảng dạy. Điều cần thiết là phải kiên nhẫn đối với họ và khi đặt câu hỏi về điều gì ấy, đừng chỉ nghĩ rằng họ không tôn trọng hay có những quan điểm sai lạc.
Sẽ rất hữu ích để học hỏi điều ấy về những tôn giáo hải ngoại, như Ki Tô giáo và Do Thái giáo, và về tâm lý học. Triết học Tây phương không quá quan trọng đề học, vì hầu hết người ngoại quốc không học nó. Tuy thế, tâm lý học là điều gì đấy mà mọi người biết về nó, và là rất quan trọng để có thể giải thích giáo lý nhà Phật trên tâm thức đến với họ.
Cũng thế, những phương pháp suy nghĩ của Do Thái-Ki Tô giáo và tâm lý học định hình sâu đậm những loại câu hỏi mà người ngoại quốc thường hỏi. Nếu Geshe và thông dịch viên có thể thấu hiểu văn hóa và tôn giáo nền tảng của người ngoại quốc, các vị sẽ thông hiểu những câu hỏi của họ tốt hơn. Thí dụ, trong Ki Tô giáo và Do Thái giáo có một sự nhấn mạnh về vấn đề chỉ có một Thượng Đế duy nhất và một chân lý [7]. Do bởi điều này, người Tây phương không thể chấp nhận rằng một giáo thuyết của Đức Phật có thể có nhiều trình độ khác nhau về hiểu biết và ý nghĩa. Người ta luôn luôn nhấn mạnh và hỏi, “Nhưng nó thật sự có nghĩa là gì.” Họ muốn một sự thật, giống như tôn giáo của chính họ. Và nếu Geshe giải thích rằng trong một bộ phận kinh luận có một sự theo cách ấy, và trong một bộ phận khác của kinh luận ý nghĩa lại là những gì khác, điều này rất khó khăn cho những người Tây phương. Tuy nhiên, nếu Geshe có thể giải thích rằng sự nhấn mạnh trên một sự thật là ý tưởng của Tây phương, và rằng trong Đạo Phật cung cách suy nghĩ là khác biệt, thế thì sự nghi ngờ và những rối rắm của người Tây phương có thể được loại trừ một cách thiện nghệ hơn. Có rất nhiều thí dụ khác giống như thế.
Cũng rất quan trọng để có một số thông hiểu về khoa học, đặc biệt về não bộ, về vũ trụ, trái đất tròn, và v.v…Trái lại, nếu Geshe dạy rằng trái đất là bằng phẳng, hoặc là người ta phá lên cười hay không có niềm tin trong những giáo thuyết của Đức Phật, hay chỉ những người kỳ lạ mới thích những lời giảng dạy. Và điều này sẽ không là vấn đề vì người ta có niềm tin trong những vị giáo thọ, nhưng do bởi người ta bị hấp dẫn đến những gì dường như lạ lùng đối với quan điểm thông thường của người Tây phương bởi vì họ đã từng có một kinh nghiệm không vui nào đấy với những người quả quyết một quy luật. Như được đề cập tại hội nghị lần thứ tư những người không theo một tôn giáo nào của những vị Hóa thân Tulku và những vị viện trưởng của tất cả những tông phái Tây Tạng diễn ra ở Sarnath-Lộc Uyển vào tháng Mười Hai năm 1988, căn bản những lời dạy của Đức Phật là Bốn Chân Lý Cao Quý (tứ diệu đế) và hai trình độ của chân lý (nhị đế) tam bảo. Tuy nhiên, với những phương tiện thiện xảo những kinh điển dạy một sự diễn tả vật lý về vũ trụ mà nó nằm trong sự hòa hiệp với những tin tưởng lúc ấy của Ấn Độ cổ đại. Do thế, căn bản những giáo thuyết của Đức Phật cần được trình bày trong sự hòa hiệp với những lý thuyết hiện đại của khoa học và địa lý, trong khi thái độ trong tâm niệm phải là, những lý thuyết đương đại có thể thay đổi trong tương lai. Trong bất cứ trường hợp nào, những giáo thuyết về những địa ngục và trên sự diễn tả về núi Tu Di, v.v… không nên diễn giảng vào lúc ban đầu cho những người mới.
Khi giảng dạy về sự diễn tả vật lý vũ trụ, một phương pháp thiện xảo có thể là đề cập rằng Đức Phật đã dạy về hai sự diễn tả: A tỳ đạt ma và Thời luân Kalachakra. Bởi vì có hai, điều này có nghĩa là không chỉ có một sự diễn tả xác định mà thôi. Mỗi sự diễn tả được truyền đạt cho một lý do đặc thù. A tỳ đạt ma là cho sự phát triển tuệ trí. Kalachakra là cho có một sự thực hành thiền quán mà nó trong sự tương đồng với hoàn cảnh của thế giới bên ngoài. Không có sự mâu thuẩn, rồi thì, trong sự chấp nhận một sự diễn tả thứ ba, của những khoa học gia, cho thêm một lý do khác nữa. Sự diễn tả của khoa học là vì mục tiêu gởi một hỏa tiển tới mặt trăng hay điều khiển một chiếc thuyền trên đại dương, thí dụ như thế. Đức Phật không bao giờ tự cho là một hỏa tiển có thể được gởi lên mặt trăng trên căn bản của kiểu mẫu A tỳ đạt ma hay Kalachakra. Trong cách này, không có sự mâu thuẩn trong sự chấp nhận cả những mô thức Phật học lẫn Khoa học, và những giáo huấn của Đức Phật không bị tổn hại.
Cùng kỷ thuật như thế có thể được dùng cho sự bàn luận về Núi Tu Di. Hình dạng của Núi Tu Di được diễn ta một cách khác biệt trong hệ thống A tỳ đạt ma và Kalachakra. Do thế, nó không có một hình dạng rõ ràng. Khoa học hiện đại cũng chấp nhận rằng vũ trụ là một trung tâm. Mặc dù họ không gọi là trung tâm. Núi Tu Di, nó có thể biểu diễn hay đóng vai trò của một Núi Tu Di. Trong cách này, có thể có một sự chấp nhận thứ ba về hình dáng và vị trí của Núi Tu Di mà không có sự mâu thuẩn.
Thường thường sự bối rối giữa những giải thích của Phật học và khoa học là qua những thuật ngữ chuyển dịch. Thí dụ, một trong những câu hỏi người ngoại quốc nêu lên thường nhất là thực vật, như cây cối và bông hoa , có tâm thức và có tái sinh không. Sự rối rắm ở đây là qua sự chuyển dịch từ ngữ “sems-can”. Nếu được dịch là “sentient being” – chúng sinh có cảm giác, từ ngữ này không thường được dùng và không có ý nghĩa nhiều đối với hầu hết mọi người. Nếu, để làm cho nó được thấu hiểu dễ dàng hơn, nó có thể được dịch là “living being” – chúng sinh có sự sống, đây là cội nguồn của sự thấu hiểu sai lầm.
Trong khoa học, một đặc trưng của những hiện tượng là những hiện tượng với đời sống. Điều này bao gồm cả thực vật lẫn động vật vì cả hai cùng tiếp nhận dinh dưỡng, thở, cho ra chất thải và tái sản sinh. Từ ngữ “living being” – chúng sinh có sự sống, trong trường hợp này, là cả thực vật và động vật. Tuy thế, thực vật không có một tâm thức. Như một nhà khoa học đã giải thích đến Đức Đạt Lai Lạt Ma, sự khác biệt chính giữa thực vật và động vật là thực vật không có thần kinh. Điều này không phải là giống một cách chính xác như thần kinh một phần của khí, kinh mạch, và năng lượng hạt được diễn tả trong Phật học, nhưng tương tự. Bởi vì thực vật không có thần kinh, chúng không có cơ cở cho tâm thức, và trong đặc thù không có căn bản cho kinh nghiệm về cảm giác của hạnh phúc hay khổ đau. Nếu chúng không có cảm giác như thế, chúng không thể có ước nguyện cho hạnh phúc hay mong cầu không có khổ đau. Nếu chúng không có động mong ước, chúng không thể xây dựng nên nghiệp nhân từ những hành động của chúng. Chúng không thể giải thoát khỏi khổ đau nếu chúng không có kinh nghiệm khổ đau. Do thế, mặc dù thực vật là chúng sinh có sự sống (living beings), chúng không phải là chúng sinh có cảm giác (sentient beings) hay “chúng sinh với sự tỉnh thức giới hạn.” Và vì Phật học đang nói về sự giải thoát khỏi khổ đau cho những ai trãi qua đau khổ, Đạo Phật trình bày động vật và con người là những hiện tượng đặc trưng riêng biệt với thực vật. Tuy thế, nếu những đặc trưng được xác định một cách khác biệt, không có sự mâu thuẩn trong sự trình bày của những nhà khoa học về một đặc trưng của những hiện tượng bao gồm động vật và con người, cũng như thực vật. Một lần nữa, sự rối rắm có thể được loại trừ một cách đơn giản bằng sự đưa ra những định nghĩa rõ ràng của những thuật ngữ và đặc trưng, và những ranh giới mà những hiện tượng được bao gồm trong mỗi đặc trưng. Nếu một vị Geshe hay Lạt ma giải thích như thế này, người ngoại quốc có thể thấu hiểu và cũng thấy không có sự mâu thuẩn giữa Phật học và khoa học. Điều này sẽ tăng cường niềm tin của họ trong Phật Pháp.
16 – LỜI KHUYÊN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỈNH CẦU BẢO TRỢ
Một điểm khác nữa liên quan đến việc yêu cầu người ngoại quốc bảo trợ cho tu sĩ và cho sự cúng dường tịnh tài đến những tu viện. Người ngoại quốc không thích bị yêu cầu tiền bạc một cách trực tiếp, từ người này đến người kia, hay bị thúc ép. Đây không phải là phong tục. Họ sẽ trở nên rất khó chịu, đặc biệt nếu người yêu cầu tiền bạc là một vị Geshe hay Lạt ma, hay vị thầy của họ. Họ cảm thấy đang bị áp lực để cho tiền và sau cùng họ có thể có những suy nghĩ xấu về vị thầy và không trở lại lần nữa. Cũng thế, họ sẽ dần dần cúng tiền ít hơn nếu họ có cơ hội để tặng tiền theo phong tục của họ. Trung tâm Phật Pháp thường có một tấm bảng lưu ý trên tường gần cửa ra vào. Điều ấy sẽ điệu nghệ hơn và tác dụng hơn, sau đó, ghim vào một thông tri hay một lời kêu gọi trên tấm bảng này. Rồi thì, một người có thể tuyên bố đến một nhóm lớn vào cuối buổi học, thí dụ thế, rằng có một thỉnh cầu bảo trợ được thông báo trên bảng. Nếu người ta thích thú thì có thể đọc nó, như thế sẽ được cảm kích vô vàn.
Cũng thế, hầu hết mọi người ngoại quốc vui thích trong trao tặng tiền tài cho những trường học và để hổ trợ những tu sĩ ăn uống thực phẩm khá hơn và để mua thuốc men, hay để cải thiện hệ thống nước nôi hay tiện nghi nhà vệ sinh. Ngoại trừ Đông Nam Á và Đông Á, còn ngoài ra người ta không quá thích thú trong việc hiến tặng tiền của để xây dựng chùa chiền hay những tranh tượng tôn giáo. Họ không nghĩ trong dạng thức của việc bồi đắp công đức hay những khả năng tích cực từ sự hiến tặng của họ, mà người ta thích hổ trợ cho thiếu nhi. Do thế, tốt hơn nên đề nghị người ngoại quốc hiến tặng tiền tài để hổ trợ cho những điều kiện sinh hoạt của tu sĩ. Và nếu tiền của mà họ trao tặng cúng dường không được dùng cho những mục tiêu được hiến cúng, những người ngoại quốc sẽ trở nên rất bất mãn, và trong tương lai có thể không hiến tặng nữa.
17 – BÌNH ĐẲNG CƯ XỬ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
Vị trí của phụ nữ rất khác biệt trong những quốc gia hải ngoại ngoài Á châu. Trong quá khứ, họ bị đối xử như những người thấp kém, và họ đã từng đấu tranh chống lại điều đó rất mãnh liệt. Họ phản ứng lại rất tiêu cực đến bất cứ ý kiến nào trong giáo huấn nói rằng sự tái sinh làm nữ nhân là thấp kém, hay rằng người ta cần luôn luôn cầu nguyện để được tái sinh thành một trang nam tử. Điều ấy cần được giải thích một cách thiện nghệ rằng theo Tantra Bí Mật một người có thể đạt đến Phật quả một cách bình đẳng trên căn bản của một thân thể dù là nam hay nữ. Tuy thế, do bởi xã hội làm cho nhiều khó khăn đối với phụ nữ, mặc dù điều này không công bằng, nhưng kinh điển nói rằng như một người đàn ông, người ta có ít chướng ngại hơn cho việc thực hành Phật Pháp.
Điều này là quan trọng, rằng có những cơ hội trong những trung tâm cho cả nam và nữ, vì trong hầu hết mọi quốc gia nhiều nữ nhân đến những trung tâm hơn là nam. Cũng thế, khi diễn tả những điều kiện và cơ hội để học hỏi ở Ấn Độ, điều quan trọng đề cập rằng có những sư cô và những ni viện, không phải chỉ có sư thầy. Trái lại, nếu người ngoại quốc nghĩ rằng Tây Tạng không quan tâm về những những nữ hành giả như những người đàn ông của họ, thì người ngoại quốc không nghĩ một cách thiện chí về những sự thực hành thanh thoát của các sư thầy Tây Tạng.
18 – NHẠY CẢM VỀ NHỮNG NHÓM THIỂU SỐ
Cũng thế, một số người đến những trung tâm sẽ là những người da đen sống trong một xứ sở mà họ đã từng bị đối xử một cách tệ hại. Hay họ có thể là tàn tật, đui mù, hay điếc lác. Hay họ có thể là những người đồng tính luyến ái nam hay nữ, là những điều gì đấy quá bất thường trong một số quốc gia, những ai, như đàn bà và người da đen, thường rất phòng thủ về việc đã từng bị đối xử bất công trong xã hội. Những người này đòi hỏi những phương pháp giao thiệp rộng rãi và đặc biệt điệu nghệ nhằm đề được hổ trợ.
Hơn thế nữa, trong một số nước, đặc biệt ở Bắc Âu và Mỹ châu, một số người bơi lội khỏa thân ở bờ biển hay ở những suối nước nóng, cả nam và nữ với nhau, hay chỉ toàn đàn ông hay toàn đàn bà với nhau. Người ta tắm rửa chính họ mà không có quần áo và nhiều người không cảm thấy ngại ngùng khỏa thân với những người khỏa thân khác. Điều này không bị xem là man dã hay lạ kỳ. Mặc dù người Tây Tạng không cần phải tập theo những tập tục này, nhưng khéo léo là không bình phẩm về nó.
19 – DẠY DỖ THIẾU NIÊN
Trong những người Ki Tô và Do Thái, giáo dục tôn giáo cho trẻ con là phong tục của họ. Thường thì điều này là một giờ một tuần vào sáng Chú Nhật. Người ngoại quốc sẽ vui mừng nếu có thể có một chương trình tương tự trong giáo huấn căn bản của Phật giáo cho con cái của họ. Những chương trình này có thể nhấn mạnh về cuộc đời của Đức Phật, những câu chuyện về cuộc đời những bậc thầy lớn, những giải thích về những ngày lễ của Phật giáo, làm thế nào đề phát triển lòng ân cần tử tế và những sự thực hành đơn giản về quán tưởng cũng như trì tụng mật ngôn. Thiếu niên ngoại quốc không có tập tục học thuộc lòng và tụng kinh. Tuy thế, sự học hỏi Tạng ngữ đơn giản có thể có sự hấp dẫn.
Cũng thế, điều quan trọng để tổ chức những ngày lễ Phật giáo tại những trung tâm Phật Pháp với nghi lễ cúng kiến, tiệc tùng, những thức ăn phong phú và v.v…, và có sự tham dữ của trẻ con. Vì tất cả những tôn giáo ngoại quốc tổ chức những ngày lễ, thiếu niên của những Phật tử ngoại quốc sẽ vui mừng hơn về gia đình của chúng là Phật giáo nếu chúng có những lễ lược Phật giáo như những thiếu niên Ki Tô giáo có những lễ của chúng. Cũng thế, người ngoại quốc sẽ cảm thấy không thoãi mái nếu bị làm nãn với việc tổ chức những ngày lễ truyền thống trong tôn giáo của họ, như lễ Giáng sinh chẳng hạn. Với những sự giải thích điệu nghệ, tất cả những ngày lễ tôn giáo và quốc gia có thể được tổ chức mà không có sự mâu thuẩn.
20 – SỰ TIẾP CẬN CỦA NGƯỜI PHƯƠNG TÂY ĐẾN PHẬT PHÁP
Cũng vậy, người ngoại quốc, đặc biệt ở phương Tây, rất bận rộn và không có nhiều thời gian để đến những buổi giảng dạy hay hành động hướng đến thực hành. Họ muốn những gì nhanh chóng. Do thế, điều quan trọng khi họ đến tham dự một buổi thuyết giảng, là giải thích mọi thứ ngay lập tức, thí dụ đưa ra toàn bộ dàn bài, vì thế họ có thể hiểu được ý tưởng tổng quát về những gì Phật Pháp hay một tài liệu đặc thù nào đấy nói đến. Nếu họ cảm nhận với một ấn tượng mạnh từ bài giảng đầu tiên, họ có thể được thúc đẩy trở lại lần kế. Tuy thế, nếu ngay từ buổi đầu tiên mọi thứ tiến hành một cách chậm chạp, người ngoại quốc sẽ không có thời gian hay không kiên nhẫn và sẽ không trở lại.
Hơn thế nữa, người ngoại quốc thường có một sự quen thuộc nào đấy với những trung tâm Phật giáo thiền Zen hay Nguyên thủy, cũng như với một số Ấn giáo. Nhằm đề trả lời những câu hỏi của họ, sẽ rất hữu ích để biết một số về những kỷ thuật giảng dạy ấy. Điều này cần được đặt trên căn bản những kỷ thuật mà thường được giảng dạy bởi những truyền thống này. Những gì có thể thấy trong luận điển Tây Tạng liên quan đến lý thuyết của Tiểu thừa hay Ấn giáo có thể hoàn toàn không phải là những gì Thượng tọa bộ hay Ấn giáo hiện đại giảng dạy và thực hành. Và người ngoại quốc không thấy nó khéo léo được nói một cách thẳng thừng và một cách trực tiếp rằng những gì họ đang làm là đang theo một quan điểm bóp méo.
Người ngoại quốc, đặc biệt là người phương Tây, dùng hầu hết năng lượng và sự chú ý của họ tập trung hướng ngoại và rất hiếm khi để thời gian nhìn vào bên trong. Cũng thế, giảng dạy Phật Pháp tại những trung tâm Phật Pháp hầu hết về đêm và người ta thường đến một cách trực tiếp sau một ngày làm việc bận rộn ở sở làm. Do vậy, vào lúc mở đầu những buổi giảng dạy và hành trì, sẽ rất lợi ích cho người ngoại quốc tập trung vào hơi thở của họ trong một lúc trong khi hoặc là với đếm hơi thở hay chín vòng hơi thở vào ra hay một số một số thực tập tương tự khác. Điều này cho phép họ trầm lặng xuống một ít và chuyển sự chú ý của họ hướng nội vì thể sau đấy họ có thể lắng nghe những lời giảng dạy hay thiền quán xa hơn.
21 – LỰA CHỌN NHỮNG ĐIỀU ĐỂ GIẢNG DẠY
Thông thường có nhiều người lạ đến những trung tâm Phật Pháp ngoại quốc. Nhiều người đến đã từng bị ảnh hưởng bởi những quyển sách và những sự chuyển dịch lạ lùng. Chúng tôi đã đề cập phía trước, và có nhiều ý tưởng và định kiến sai lạc. Một số thích thú trong sự đạt đến những thần thông vì thể họ có thể chống lại những người khác. Những người khác bị hấp dẫn trong những sự thực hành tình dục kỳ cục. Những ngươi khác chỉ đang tìm kiếm bất cứ điều gì họ có thể xem như kỳ lạ. Điều quan trọng là để học để phân biệt và để khéo léo với họ.
Loại giảng dạy mà hữu ích nhất cho người ngoại quốc là những căn bản nền tảng của con đường tiệm tiển Lamrim và tịnh hóa những thái độ (rèn luyện tâm-lojong). Người ngoại quốc có thể bị hấp dẫn bởi những sự thực hành kỳ lạ, cao cấp hơn của mật tông tantric. Tuy thế, khi những điều giảng dạy có một nền tảng nghèo nàn cho họ, hay họ một động cơ không chính đáng chẳng hạn những thứ vừa được đề cập, nó có thể, nó có thể rất tổn hại cho mọi người liên hệ. Điều quan trọng là bất cứ điều gì được giảng dạy, chúng phải liên hệ đến đời sống hằng ngày của con người. Sự nhấn mạnh phải là trên sự trở thành một con người ân cần tử tế và có một tấm lòng ấm áp.
22 – NGƯỜI TÂY PHƯƠNG TRỞ THÀNH NGƯỜI XUẤT GIA
Một số người ngoại quốc sẽ thích thú trong việc trở thành những sư thấy hay sư cô. Tuy thế, kinh nghiệm cho thấy rằng nhiều người đắp y mặc áo quá nhanh chóng mà không có sự thẩm tra động cơ và khuynh hướng của họ kỷ càng. Do bởi thế, nhiều người đã cởi y. Họ không có một ý tưởng thực tiển về ý nghĩa thế nào để sống suốt đời như một sư thầy hay sư cô. Họ không có một khuôn mẫu rõ ràng để hành động như thế nào. Hành động như những tu sĩ hay bà xơ Ki Tô giáo thì không thích hợp, nhưng kiểu sống của những sư thầy hay sư cô Tây Tạng cũng không thích ứng với họ.
Do vậy, điều quan trọng là những vị Geshe hay Lạt ma đừng bao giờ thúc đẩy những người ngoại quốc lãnh thọ y pháp. Nguyện ước để lĩnh thọ y pháp cấn đến từ phía người ngoại quốc trước nhất. Sau đó, Geshe hay Lạt ma cần thẩm tra và thử nghiệm kỷ càng, qua vài năm nếu cần thiết, để chắc chắn khuynh hướng của họ là vững vàng và họ có một nền tảng tốt đẹp. Chỉ sau một thời gian thích hợp đã trãi qua, rồi thì, cần gởi những người ngoại quốc đến một đại Lạt ma để phát nguyện. Không ai vui nếu hầu hết người ngoại quốc cởi y, và điều này không là một thí dụ tốt cho sự phát triển cộng đồng Tăng già hải ngoại. Cũng thế, có thể là hữu ích nếu có sự thiết lập những tu viện ở Ấn Độ một phân viện đặc biệt cho người ngoại quốc, tương tự đến những gì đã tiến triển ở Mongolia.
23 – ĐÀN TRÀNG HỘ PHÁP
Trong một số trung tâm, những nghi lễ bổn tôn và hộ pháp mật tông tantric được tán tụng bằng Anh ngữ hay một số ngôn ngữ ngoai quốc khác, trong những nhóm đông đảo công khai công cộng. Những nghi thức này chứa đựng những thành ngữ như “người uống máu” và v.v…, điều này làm nên những ý tưởng lạ lùng vô cùng và những ấn tượng không tốt đối với những người mới và những cha mẹ thăm viếng. Do thế, mặc dù không có hại gì trong sự quy y, giác ngộ tâm (bodhicitta), bảy nguyện, và cầu nguyện hồi hướng được tụng niệm trong ngôn ngữ ngoại quốc, có thể tốt hơn để văn bản mật tông tantric được trì tụng bằng tiếng Tây Tạng. Thí dụ, “Lama chopa” có thể được tụng bằng tiếng Tây Tạng, và phần Lamrim được trì tụng bằng tiếng Anh. Điều này đề nghị đặc biệt cho những cuộc hội họp công cộng. Sau đó, những ai mong ước học và biết ý nghĩa của tiếng Tây Tạng sẽ được khuyến khích để học, và những người tình cờ sẽ không gặp phải những ý tưởng kỳ lạ. Sự chuyển dịch toàn bộ nghi thức mật tông tantra, sau đó, cần được giới hạn cho việc sử dụng riêng tư. Nói cách khác, giống như phong tục ở Mongolia và Cộng hòa tự trị Buryat, người ta cần tụng niệm những nghi thức tantric bằng tiếng Tây Tạng khi tiến hành ở những nhóm công cộng.
24 – KHÔNG TÔNG PHÁI
Vẫn còn có một vấn đề của sự phân biệt tông phái trong nhiều trung tâm ngoại quốc, điều này gây chia rẻ và cực kỳ nguy hiểm cho tương lai của Phật giáo và Tây Tạng. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã luôn luôn nhấn mạnh, thuốc giải mạnh mẽ nhất cho sự khép kín tông phái là giáo dục. Mặc dù điều quan trọng cho mỗi trung tâm để duy trì sự tinh khiết tông truyền và không trộn lẫn mọi truyền thống thành một món tả pín lù rối rắm, điều cần thiết cho những học nhân là được giáo dục về những truyền thống và truyền thừa Phật giáo khác, cả Tây Tạng và không phải Tây Tạng như Thiền Zen và Nguyên thủy Thượng tọa bộ. Trong cách này, họ sẽ có thể thấy với chính họ rằng không có gì mâu thuẩn trong những giáo huấn của Đức Phật.
25 – TÓM LƯỢC VÀ KẾT LUẬN
Tóm lại, rất là khác biệt trong việc giảng dạy những người ngoại quốc so với việc giảng dạy cho người Tây Tạng. Tuy thế, nếu những Geshe và thông dịch viên những người du hóa hải ngoại nổ lực học hỏi về những cung cách khác nhau của tư duy và phong tục ở đấy, những điều khó khăn và hiểu lầm quan trọng có thể tránh được. Trong cách này, nếu người Tây Tạng tỉnh giác về nhu cầu của người ngoại quốc, và những người ngoại quốc quan tâm về nhu cầu của người Tây Tạng, đặc biệt về nhu cầu cần thiết cho những vị thầy xuất sắc tiếp tục ở lại những tu viện, thế thì mối quan hệ hổ tương có thể rất là lợi ích.
Mặc dù chúng tôi đã từng tập trung trên một số vấn đề khó khăn liên hệ trong sự giảng dạy ở những quốc gia hải ngoại và rằng có nhiều con người kỳ lạ đến những trung tâm Phật Pháp, tuy thế, cũng có nhiều người là những hành giả rất chân thành và năng động. Trong quá khứ, Đạo Phật đã từ Ấn Độ đến Tây Tạng và mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhiều người Tây Tạng đã đạt đến giác ngộ. Trong tương lai, chúng tôi chắc chắn rằng điều giống như thế sẽ xãy ra trong tiến trình Phật giáo bây giờ đang từ Tây Tạng đến những nền văn hóa đa dạng khắp thế giới.
Chúng tôi muốn cảm ơn cho cơ hội này để nói chuyện với các ngài, và cho tất cả sự hổ trợ mà quý vị đã ban tặng cho những người ngoại quốc. Dưới sự hướng dẫn của Đức Đạt Lai Lạt Ma, chúng tôi nguyện cầu rằng điều này sẽ tiếp tục lợi lạc cho tất cả.
--***--
[1] Theosophical: Thuyết thần trí – một triết lý tôn giáo hay một tôn giáo nghiên cứu về tính tự nhiên của linh hồn căn cứ trên tuệ giác nội quán huyền bí trong tính tự nhiên của Thượng đế. Cộng đồng Thần trí học thành lập ở Nữu Ước năm 1875, phối hợp những khía cạnh của Phật giáo và Bà La môn, đặc biệt tin tưởng ở sự tái sinh và tiến hóa tâm linh.
[2] New Age: Tân thời đại cũng ám chỉ phong trào Tân thời đại, Tâm linh tân thời đại, và Vũ trụ nhân sinh là một phong trào tâm linh xã hội Tây phương tìm kiếm “Chân lý của vũ trụ” và sự đạt đến khả năng tối thượng của con người. Nó bao gồm thuyết huyền bí, y dược, âm nhạc, chủ nghĩa tập thể, sự hiện hữu, và tự nhiên. Tinh thần của Tân thời đại được đặc trưng bởi sự tiếp cận của con người đến những sự thực hành tâm linh và triết lý, và sự chối bỏ giáo điều và học thuyết tôn giáo.
[3] Love: byams-pa , từ ái, yêu thương – mong ước người khác được hạnh phúc và có những nguyên nhân của hạnh phúc. Từ năng dữ nhất thiết chúng sinh chi lạc. Trong Theravada khi phối hợp với tâm giác ngộ (bodhicitta), là ba la mật thứ chín – thái độ hành động để mang đến lợi ích và hạnh phúc cho người khác, ngay cả khi hành động đòi hỏi sự tự hy sinh thân mạng.
[4] Renunciation: nges-byung, viễn ly – quyết định rõ ràng tự do khỏi vòng sinh tử luân hồi và đề đạt đến giải thoát, và với điều mà một người đang quyết chí từ bỏ khổ đế và tập đế. Cũng được chuyển dịch là ‘quyết định tự do’. Viễn ly chúng khổ quy viên tịch. Trong Theravada, nhân tố tinh thần từ bỏ tất cả những sự dính mắc những sở hữu trần gian, vị thế xã hội, và ngay cả thân thể. Khi phối hợp với tâm giác ngộ (bodhicitta) nó trở thành một ba la mật, trong thập ba la mật của Phật giáo nguyên thủy.
[5] Ethical self-discipline: a- Trong Phật giáo nguyên thủy Thượng tọa bộ, sự tỉnh thức tiềm ẩn (nhân tố tinh thần) để tránh làm bất cứ hành động nào tổn hại đến người khác, bằng sự giữ gìn thệ nguyện, tự do với sân hận hay ý chí bệnh hoạn ngay cả nếu người khác làm tổn hại mình. b- Nhân tố tinh thần thúc đẩy để phòng hộ hành động của chúng ta về thân, khẩu, ý; điều đến từ sự chuyển tâm thức khỏi bất cứ ước vọng nào làm tổn hại đến những người khác và từ những nhân tố tinh thần phiền não và tàn phá mà chúng thúc đẩy chúng ta làm tổn hại người khác. Khi phối hợp với tâm giác ngộ (bodhicitta) nó trở thành một thái độ ba la mật.
[6] Preliminary practice: sự thực hành sơ bộ là những sự thực hành như lễ 100.000 lạy như một phương pháp để bồi đắp năng lực tích cực và tịnh hóa những năng lực tiêu cực vì thế có thể thành công hơn trong sự thực hành mật tông tantra. Cũng gọi là ‘ngondro’.
Address to the Monks of Ganden, Drepung, and Sera
about Buddhism in Foreign Countries
Alexander Berzin
Mundgod and Byllakuppe, India,
January 22-26, 1989
Tuệ Uyển chuyển ngữ
09-03-2010
No comments:
Post a Comment